Ung thư gan hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm

Việt Nam được coi là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan (UTG) cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca mắc mới mỗi năm. Tuổi mắc bệnh lại trẻ hơn các nước Âu – Mỹ (khoảng 40 tuổi). Bệnh được liệt vào danh sách nguy hiểm, do quá trình phát triển bệnh nhanh và tỉ lệ tử vong cao.

Phát hiện sớm để kiểm soát bệnh tốt

Theo các bác sĩ (BS) chuyên khoa, UTG thường không có triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn đầu và nếu có cũng rất mơ hồ. Do đó, nó dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Cho đến khi người bệnh phát hiện những triệu chứng lâm sàng rõ rệt như: sụt cân, bụng chướng buồn nôn đau nhiều ở hạ sườn phải… thì đã muộn vì bệnh đã vào giai đoạn cuối. Lúc này, tiên lượng bệnh thường là xấu, khả năng sống chỉ khoảng 2 - 3 tháng.

Vì vậy, có đến 80% bệnh nhân (BN) được phát hiện UTG thường ở giai đoạn cuối.

Qua thực tế điều trị, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: với khối u nhỏ, BN có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân ăn uống giảm sút, cảm giác tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể. Nhiều người lầm tưởng mình chỉ bị chứng khó tiêu Vì vậy, không nên chủ quan với bất cứ một triệu chứng khác thường nào, đặc biệt cẩn trọng với các triệu chứng kể trên.

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, BN có thể đến các bệnh viện để được tầm soát bệnh.

Siêu âm: có giá trị tầm soát. CT Scan, chụp mạch máu gan, MRI, siêu âm Doppler: chẩn đoán gần như chính xác, giúp phát hiện các tổn thương, đánh giá xâm lấn mạch máu, và di căn ngoài gan.

Alphafetoprotein (AFP): xét nghiệm lượng AFP trong máu. Nếu nồng độ AFP trong máu cao hơn 400ng/ml, chứng tỏ BN có nguy cơ mắc UTG.

Sinh thiết gan: qui trình lấy mẫu mô từ gan để giúp xác định mức độ và phạm vi tổn hại của gan. Sinh thiết gan thường được coi là tiểu phẫu. Các BS cho rằng nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát.

Lựa chọn phương pháp điều trị

Hiện có 3 mục tiêu điều trị đối với BN UTG là: điều trị triệt để: lấy bỏ phần gankhối u hoặc phá hủy hoàn toàn khối u; điều trị bảo tồn: giảm thể tích khối u, ngăn chặn u phát triển, cải thiện chất lượng sống và điều trị hỗ trợ: cải thiện triệu chứng lâm sàng, điều trị các yếu tố nguy cơ, cải thiện chức năng gan.

Đối với UTG, một số phương pháp điều trị thường dùng cho các loại UT khác (hóa trị xạ trị ) hầu như không có tác dụng lên BN. Hiện nay phổ biến nhất vẫn là các phương pháp điều trị:

- Ghép gan, mổ cắt một phần gan có chứa khối u.

- Phương pháp tiêm cồn vào khối u: phương pháp này được áp dụng với những khối u gan nhỏ hơn 3cm, nhằm làm chết tế bào UT.

- Dùng phương pháp hóa dầu thuyên tắc mạch (TACE): làm tắc mạch máu nuôi khối u, làm chết tế bào UT.

- Dùng thuốc ức chế sự tăng trưởng của khối u: Đây là một bước tiến mới trong điều trị UTG. Sorafenib (Nexavar®) được chỉ định điều trị UT biểu mô tế bào gan nhắm vào các tế bào ác tính và giảm lượng máu tới nuôi dưỡng khối u thuốc sẽ không chữa khỏi bệnh nhưng nó trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh một cách đáng kể. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã cấp phép lưu hành cho loại thuốc này trên thị trường Việt Nam. BN có thẻ bảo hiểm y tế từ 3 năm trở lên sẽ được thanh toán 50% chi phí khi có chỉ định dùng Sorafenib trong điều trị UTG. Điều này cũng góp phần làm giảm gánh nặng chi phí cho BN, trong khi giá thành của thuốc còn khá cao so với điều kiện kinh tế của người bệnh nước ta hiện nay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật