Lý do không nên mang thai lần đầu muộn có thể bạn chưa biết

Mang thai và sinh con đúng độ tuổi giúp bảo đảm sức khỏe cho mẹ, sự phát triển khỏe mạnh cho con. Hiện nay có nhiều phụ nữ mang thai lần đầu sau tuổi 35. Dưới đây là những lý do bạn không nên dự định mang thai lần đầu muộn:

Lý do không nên mang thai lần đầu muộn

Lý do không nên mang thai lần đầu muộn 

Khả năng sinh sản giảm khi bạn có tuổi

Số lượng trứng trong buồng trứng giảm theo tuổi. Điều này có nghĩa là càng nhiều tuổi bạn càng khó có khả năng sinh nở phụ nữ sau tuổi 30 có thể có những vấn đề liên quan đến thụ thai như rụng trứng ít hơn, giảm cơ hội thụ tinh cho trứng. Hơn nữa, tuổi tác cũng mang đến những rối loạn như lạc nội mạc tử cung hoặc tắc vòi trứng, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn.

Gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

Với những tiến bộ trong các phương pháp điều trị vô sinh thế hệ mới, tuổi tác có vẻ như không còn là rào cản đáng ngại đối với việc thụ thai nhưng điều đó vẫn không làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh. Nguy cơ trẻ bị hội chứng Down, một bất thường nhiễm sắc thể là 1/1000 khi bạn mang thai lúc 30 tuổi so với 1/100 lúc bạn 40 tuổi, và khi bạn trên 45 tuổi, nguy cơ này tăng lên 1/30.

Nếu bạn mang thai khi nhiều tuổi, độ mờ da gáy có thể là một chỉ báo cho biết con bạn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nói chung, độ tuổi của mẹ là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng down và các khuyết tật di truyền khác của con. Cùng với sự gia tăng về tuổi, nguy cơ sảy thaithai chết lưu cũng gia tăng.

Có thể dẫn tới các biến chứng khi sinh

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sinh nở khó khăn – hoặc là thời gian kéo dài hoặc phải kích đẻ. Trong một số trường hợp, có thể cần phải mổ. Khi bạn già đi tử cung cũng bị lão hóa và nó có thể không hoạt động hiệu quả  như khi bạn còn mới đôi mươi.

Sức khỏe của mẹ suy giảm

Khi nhiều tuổi hơn, bạn có thể bị mắc những bệnh liên quan đến lối sống như tiểu đườnghuyết áp Tất cả những tình trạng này có thể khiến bạn khó mang thai Ngoài ra, trong trường hợp bạn có một đứa con bị khuyết tật di truyền, có tới 25% nguy cơ đứa con thứ hai cũng bị tình trạng tương tự. Vì vậy, nếu bạn lên kế hoạch mang thai sớm và vẫn có con bị dị tật, bạn sẽ có nhiều khả năng thực hiện các bước phòng ngừa như tư vấn, kiểm tra di truyền để có đứa con thứ hai khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật