Top thực phẩm dễ bị dính nghi án làm giả nhiều nhất có thể bạn chưa biết

Trứng gà, mực khô, gạo, mật ong... là những loại thực phẩm liên tiếp bị nghi làm giả, khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

Thực phẩm giả hiện nay xuất hiện tràn lan trên thị trường, được làm một cách rất tinh vi, khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Sau đây là những thực phẩm bị nghi làm giả xuất hiện nhiều trong thời gian qua:

Trứng gà

Thông tin về trứng gà giả đã xuất hiện từ rất lâu, tuy vậy hiện nay vấn đề này vẫn chưa có hồi kết. Một số người tiêu dùng đã chia sẻ những thông tin về trứng gà giả của mình như lòng đỏ trứng dẻo quánh, bóp mạnh không bị vụn vỡ mà chỉ bị nứt ra như rách. Đặc biệt, khi lấy lửa đốt thì trứng bắt lửa, cháy khét lẹt giống như mùi nhựa cao su.

Nếu xem xét kỹ, về bề ngoài, những quả trứng nghi là giả thường rất giống với trứng thật, người mua khó mà phân biệt được. Theo các chuyên gia, bạn có thể phân biệt được trứng thật hay giả bằng cảm quan, nhưng phải thật tinh ý mới phát hiện được. 

Mỳ cao su

Vào năm 2013, ca sĩ Hồng Ngọc đã cảnh báo mọi người về một loạt mỳ trứng, cô không nhớ nhãn hiệu, đươc mua tại chợ Việt Nam tại Mỹ, khi ăn có cảm giác như thật nhưng khi đốt cháy khét, chảy nhựa dính như cao su và để lâu vẫn không ôi thiu.

Trong clip ca sĩ Hồng Ngọc chia sẻ, khi cô lấy lửa đốt, sợi mỳ bốc cháy như cao su. Nhất là ngọn lửa có mùi hôi và khét rất khó chịu. Điều này đã khiến dư luận vô cùng hoang mang trong một thời gian dài, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào tương tự nào xảy ra.

Gạo giả

Tháng 5 vừa qua, báo chí Malaysia và Singapore đồng loạt đưa tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại tại Trung Quốc được làm từ khoai lang khoai tây với nhựa tổng hợp có chứa độc tố ép thành hạt gạo, đã len lỏi xuất hiện tại một số vùng nông thôn của châu Á.

Theo giới chuyên gia y tế và dinh dưỡng Singapore cảnh báo loại gạo này khi nấu lên ăn rất dai, có thể tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa thậm chí có thể gây tử vong Thông tin này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa xuất hiện trường hợp nào buôn bán và sử dụng gạo giả.

Mực khô

Mực khô là một trong những thực phẩm liên tục dính nghi án bị làm giả từ nhựa hoặc cao su. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp phát hiện một số loại mực giả được bày bán công khai tại chợ. Mực giả trông giống như mực khô thật nhưng mùi vị thì hoàn toàn khác. Khi đốt, mực giả thường bị cháy đen, có mùi khét, không hề có mùi mực nướng đặc trưng, khi nhai cũng không dai như mực thông thường.

Mực khô là một trong những thực phẩm liên tục dính nghi án bị làm giả từ nhựa hoặc cao su

Mực khô là một trong những thực phẩm liên tục dính nghi án bị làm giả từ nhựa hoặc cao su 

Thịt bò cao su

Vào năm 2013, một người dân ở TP. Hồ Chí Minh mua bò kho tại một quán ăn ven đường. Khi đưa vào miệng nhai mới phát hiện thịt dai hơn, những sợi thịt có thể kéo dài như dây thun. Khi kiểm tra, người dân phát hiện miếng thịt bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét, muội than rơi xuống giống hệt như đốt cao su hay nhựa ni lông.

Ngoài 'nghi án' thịt bò làm từ cao su thực phẩm này cũng liên tiếp dính vào những vụ việc làm giả thịt bò bằng thịt lợn chết hoặc bị bệnh cùng gia vị tẩm ướp hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc, gây lo lắng cho người sử dụng. Theo các chuyên gia, thịt bò thật có màu đỏ au và tươi hồng. Khi thái miếng thịt mềm không bở và cứng. Khi chế biến có mùi thơm đặc trưng.

Mứt làm bằng nhựa

Năm 2014, các cơ quan chức năng phát hiện và kiểm tra một loại hàng hóa không rõ nguồn gốc. Khi mở niêm phong, đoàn kiểm tra phát hiện những trái mứt táo khi cắt nhỏ và đập vỡ hột, hột táo có khẳng năng được làm bằng nhựa. Đặc biệt, những miếng mủ gòn khi ngâm vào nước thì ra màu đỏ nhạt, nhưng không nở mà vẫn cứng như vỏ cây. Chính vì vậy, người dùng cần lựa chọn loại mứt có xuất xứ rõ ràng, có bao bì, nhãn mác với đầy đủ các thông tin cần thiết, tránh mua phải hàng giả.

Mật ong giả

Đây cũng là loại thực phẩm được làm giả xuất hiện tràn lan trên thị trường, không phải người tiêu dùng nào cũng có thể nhận diện được. Loại mật ong giả này thường có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sản xuất bằng cách trộn mật ong thật với si-rô, đường chất tạo màu Trông chúng rất giống mật ong thật và có giá khá rẻ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật