BS. Nguyễn Thị Minh Huệ: Những nguyên nhân khiến ngạt mũi kéo dài

Hốc mũi có chức năng lưu thông không khí, lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí khi hít vào.

BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Chuyên khoa Nội - Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội cho biết:

Vào mùa đông, khi không khí bên ngoài khô và lạnh, có nhiều bụi bẩn, sau khi được hít vào đi qua hốc mũi, không khí sẽ trở nên sạch sẽ, ấm áp và đủ độ ẩm không làm phổi bị viêm nhiễm. Nếu như hốc mũi bị tắc, không khí không thở qua mũi vào phổi mà phải thở bằng đường miệng, không khí qua miệng sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm khí hít vào, do vậy dễ gây ra viêm họng viêm thanh quản viêm phế quảnviêm phổi Hơn nữa, mũi không thông còn ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ hiệu suất làm việc, do đó không nên coi thường khi ngạt mũi kéo dài

Ngạt mũi có rất nhiều nguyên nhân:

- Viêm mũi cấp tính: thường tổn thương ở cả 2 bên mũi với triệu chứng là chảy mũi nhiều và ngạt mũi Chẩn đoán viêm mũi cũng như điều trị không khó.

- viêm mũi mạn tính: triệu chứng gần như viêm mũi cấp tính nhưng ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng. Chảy mũi hầu như thường xuyên nếu để lâu có thể làm giảm chức năng ngửi của mũi.

- Viêm mũi quá phát: triệu chứng giống viêm mũi mạn tính nhưng có thể loại trừ bằng cách nhỏ mũi dung dịch gây co niêm mạc

Polip mũi: triệu chứng chính là ngạt mũi, ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi. Thường lành tính và hay gặp.

- Viêm xoang: triệu chứng nổi bật là đau kèm theo ngạt tắc mũi chảy nước mũi vàng đục.

Nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật