Tinh hoàn ẩn: Nguy cơ ung thư cao hơn 10 lần so với những bệnh lý khác

Bệnh lý tinh hoàn ẩn dù không gây đau đớn nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh lý tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn là một phần của bộ phận sinh dục đảm nhận 2 chức năng sinh tinh và hoóc-môn giới tính Bình thường, vị trí của 2 tinh hoàn nằm trong bìu, bên cạnh gốc dương vật Những trường hợp các bé trai từ lúc sinh ra tinh hoàn không di chuyển được tới bìu mà ở các vị trí khác như trong bụng, lỗ bẹn sâu hay lỗ bẹn nông… sẽ gây ra bệnh lý tinh hoàn ẩn.

Bệnh lý tinh hoàn ẩn thường phổ biến ở các bé trai với tỷ lệ 30% ở các bé sinh thiếu tháng và 3% ở các bé sinh đủ tháng. Nếu không được phát hiện ngay từ khi chào đời, tinh hoàn sẽ không thể thực hiện chức năng sinh sản nội tiết và có nguy cơ cao gặp biến chứng xảy ra.

2. Tinh hoàn ẩn gây nhiều biến chứng cho nam giới

- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản:

Ở nhiệt độ thích hợp trong bìu, nghĩa là trong ngưỡng thấp hơn nhiệt độ cơ thể bình thường 1,5 - 2oC, tinh hoàn mới có khả năng thực hiện chức năng sinh sản. Nếu nằm ở những bộ phận khác của cơ thể sẽ không phải là điều kiện lí tưởng để tinh hoàn sinh tinh, như vậy chức năng sinh sản bị giảm sút.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, sau tuổi 15, nam giới mắc bệnh lý tinh hoàn ẩn mới tiến hành điều trị thì tỷ lệ sinh con tự nhiên chỉ trong khoảng 15%. Trong khoảng 9 - 12 tuổi, tỷ lệ này là 30%, khoảng 5 - 8 tuổi là 40%, khoảng 2 - 3 tuổi là 50%, khoảng 1 - 2 tuổi tỷ lệ này là 90%. Như vậy có thể khẳng định rằng, những bệnh nhân càng được phát hiện và điều trị sớm sẽ càng đảm bảo khả năng sinh con tự nhiên như bình thường..

- Nguy cơ ung thư:

So với tinh hoàn của người bình thường, những người mắc bệnh lý tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư hóa tế bào cao hơn 10 lần. Lí do là vì sự thay đổi của môi trường và chức năng phát triển bình thường bị rối loạn.

Ngay cả khi tinh hoàn được di chuyển xuống bìu thì nam giới vẫn còn nguy cơ bị ung thư tinh hoàn Bên cạnh đó, một trường hợp khác là tinh hoàn bị ẩn một bên thì bên còn lại vẫn có nguy cơ bị ung thư tương đương.

- Nguy cơ chấn thương:

Do tinh hoàn không nằm ở vị trí ổn định trong bìu mà ở vị trí nông trên bề mặt cơ thể nên rất dễ có nguy cơ bị tổn thương hoặc tinh hoàn bị xoắn dù chỉ một sang chấn nhỏ. Khi tinh hoàn bị xoắn không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc thẩm mỹ của tinh hoàn mà có thể cản trở quá trình cung cấp máu, dẫn đến hoại tử

3. Thời điểm thích hợp điều trị bệnh lý tinh hoàn ẩn

Nếu không phải ngay từ khi sinh ra thì tinh hoàn ẩn có thể di chuyển xuống bìu muộn hơn trong 6 tháng đầu đời, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật cho trẻ.

Sau 6 tháng, tinh hoàn vẫn không thể tự động di chuyển xuống bìu có thể khẳng định đã bị tổn thương quá nặng, có thể bị xoắn trong giai đoạn thai kỳ hoặc không được cung cấp đủ máu. Với những trường hợp không thể hoạt động, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tinh hoàn hoặc phẫu thuật điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật