Bạn có biết vì sao bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh và có mức độ lây lan nhanh, vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh chủ yếu lây truyền do muỗi chứa vi-rút gây sốt xuất huyết Muỗi có thể phát triển từ chính những vật dụng sinh hoạt hàng ngày nếu chúng ta không thực hiện vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 100.000 người mắc sốt xuất huyết và trong số đó có đến 100 người tử vong vì sốt xuất huyết.

Bước vào mùa mưa, sốt xuất huyết đang tăng nhanh trên địa bàn TP.HCM, số bệnh nhân nhập viện từ đầu năm đến nay lên tới hơn 5.000 ca.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa và có khả năng lây lan nhanh thành dịch. Bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứngtrứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).

Hơn nữa, vào mùa mưa, đặc biệt trong trường hợp ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi và vi-rút sinh sôi, nguy cơ truyền bệnh là rất cao.

Các nguyên nhân không ngờ

Không chỉ xuất phát từ yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những tác nhân tạo điều kiện cho muỗi có nơi trú ngụ.

Muỗi có thể trú ngụ, sinh sản và phát triển trong các vật phế thải có thể chứa nước như hộp lon, chai lọ, chậu bỏ không, vỏ đồ hộp,… không sử dụng đến, vứt bừa bãi, đều có thể chứa nước đọng, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi vào đẻ trứng, phát sinh lăng quăng.

Một lon nước uống dở, thùng rác đầy không đổ, bồn tắm tù đọng nước đều là những nơi trú ẩn cho loài muỗi và vô số vi khuẩn có hại khác.

Xô nước lau nhà để lâu ngày không đổ, bể chứa nước ít thau rửa, nước trong những bể cảnh, hòn non bộ hay nước đọng ở những khay chén không vệ sinh,.. cũng là nơi muỗi có thể sản sinh.

Đặc biệt, nhiều gia đình hay không thường xuyên vệ sinh nước trong những cốc chén để trên ban thờ hay lọ cắm hoa, nước trong các chậu cảnh lâu ngày không thay. Đây chính là địa điểm lý tưởng để muỗi vằn sinh nở

Nước mưa tích trữ trong các thau bể, chum vại không đậy nắp cũng là điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển và lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Thùng chứa nước sau tủ lạnh cũng là nơi có nguy cơ muỗi sinh sản.

Nếu không có ý thức giữ gìn, vệ sinh, dù ở bất cứ đâu, bạn cũng có nguy cơ bị muỗi tấn công.

Biện pháp phòng tránh bệnh do muỗi

Thu gom các vật dụng phế thải xung quanh nhà, không  vứt các mảnh vỡ, vỏ chai lọ xung quanh nhà, không để nước tồn đọng.

Thường xuyên thay nước các bình hoa, thả muối hoặc thuốc diệt bọ gậy, hoặc thả cá ăn bọ gậy vào bể cảnh để hạn chế tạo môi trường cho muỗi có cơ hội sinh sôi.

Đậy kín, cọ rửa thường xuyên các dụng cụ chứa nước hoặc úp các dụng cụ chứa nước nếu không sử dụng trong gia đình để muỗi không có môi trường đẻ trứng.

Nên mắc màn khi ngủ, dùng bình xịt diệt muỗi, nhang muỗi, kem chống muỗi, vợt điện diệt muỗi…

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, quét dọn và lau chùi khô ráo.

Phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở.

Mọi người nên cần chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi, vệ sinh môi trường để bảo vệ bản thân và gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật