Bệnh đau mắt hột - biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả

Bệnh đau mắt hột (bệnh mắt hột) đã có thời tung hoành, lây lan thành dịch ở nước ta. Ngày nay, chúng ta đã đẩy lùi dịch bệnh này, nhưng điều đó không có nghĩa là mất cảnh giác với chúng.

Bệnh đau mắt hột là gì?

Bệnh mắt hột là một viêm mạn tính của kết mạcgiác mạc Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis (vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở mắt, đường sinh dục của người lớn đường hô hấp trên và phổi ở trẻ em). Ngoài ra, nhiều tác nhân vi vinh vật khác cũng có thể gây bệnh mắt hột. Mắc bệnh mắt hột mà không điều trị, hoặc điều trị muộn thì có thể gặp biến tổn thương ở giác mạc dẫn đến mù lòa

Bệnh đua mắt hột đã lây lan thành dịch

Bệnh đua mắt hột đã lây lan thành dịch

Ở Việt Nam, cách đây vài chục năm, khi điều kiện y tế, vệ sinh còn thiếu thốn, nhận thức của người dân còn hạn chế, bệnh đau mắt hột từng là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa.

Ở những nơi môi trường sống chật chội, mất vệ sinh, bệnh mắt hột dễ xuất hiện và lây từ người này sang người khác. Những ổ bệnh chủ yếu là hộ gia đình có điều kiện vệ sinh kém - nơi Chlamydia trachomatis được lưu trữ trong môi trường khép kín. Ngoài ra, ổ lây truyền còn là các tập thể như nhà trẻ, lớp học...

Tại sao bệnh đau mắt hột nguy hiểm?

Không chỉ là viêm kết mạc thông thường, bệnh mắt hột là viêm kết mạc đặc hiệu, tiến triển mạn tính, dễ lây lan từ mắt người bệnh sang mắt người lành thông qua những vật trung gian như tay, đồ dùng chung (khăn mặt, chậu nước, gối...), nước bẩn và ruồi. Bệnh đau mắt hột thường bắt đầu một cách âm thầm, lặng lẽ, kín đáo và thường ở cả 2 mắt, bắt đầu ở kết mạc sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu phía trên. Nhú gai (nhú nhỏ ở giữa có mạch máu nhỏ) và phản ứng nhú gai làm cho toàn bộ kết mạc có màu đỏ trong giai đoạn nhiễm trùng cấp.

Đau mắt hột thường khởi phát âm thầm

Đau mắt hột thường khởi phát âm thầm

Hột là tổn thương cơ bản nhất của bệnh. Khi mới xuất hiện, hột là những chấm trắng, tròn (giai đoạn đầu) hoặc những khối màu hồng hơi trong rải rác trên diện kết mạc sụn mi, thường nằm cạnh các nhánh mạch máu. Khi phát triển, hột to ra và nổi lên trên bề mặt, tạo thành hình bán cầu màu xám nhạt. Phản ứng hột cũng xảy ra ở vùng rìa giác mạc, đặc biệt là ở rìa trên.

Ở những người bị bệnh đau mắt hột nặng, các hột sẽ vỡ ra và tạo sẹo làm kết mạc co lại. Sẹo ở mức độ nặng làm cho sụn mi ngắn lại và bờ mi lộn vào trong gây phát triển quặm. Nếu chỉ có vài lông mi bị quặp vào trong và cọ sát và mắt thì gọi đó là lông siêu. Nếu cả hàng lông mi quặp vào trong và cọ vào mắt thì gọi đó là lông quặm Có lông siêu hoặc lông quặm mà không điều trị sẽ dẫn đến loét giác mạc, thủng giác mạc viêm nội nhãn

Kể cả khi khỏi bệnh mắt hột, những hột sẽ để lại sẹo trên kết mạc hoặc lõm hột trên vùng rìa giác mạc. Phản ứng mạch máu (màng máu) thường phát triển qua vùng rìa trên và xâm lấn vào giác mạc, có thể che lấp trục thị giác và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực hoặc mù loà. Nhìn chung, biến chứng thường gặp của bệnh mắt hột là: Viêm kết mạc phối hợp, lông quặm loét giác mạc khô mắt viêm bờ mi (toét mắt) mộng thịt Tất cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến thị lực.

Điều trị bệnh mắt hột

Ở trong vùng có bệnh mắt hột, mọi người cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi mắt. Không dùng chung khăn mặt, chậu nước... nói chung là hạn chế việc dùng chung dụng cụ vệ sinh. Nước để vệ sinh cá nhân phải là nước sạch. Nếu phát hiện mắt đỏ, cộm... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Cần giữ vệ sinh mắt thật sạch sẽ, tránh bệnh nặng và lây lan cho người xung quanh

Cần giữ vệ sinh mắt thật sạch sẽ, tránh bệnh nặng và lây lan cho người xung quanh

Điều trị bệnh đau mắt hột cần tuân theo phác đồ. Theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới, khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% (hoặc erythromyxin) 8 giờ/lần ít nhất trong 6 tuần, phối hợp với rửa mặt bằng nước và xà phòng. Điều trị tại mắt theo phác đồ cách quãng dựa vào gia đình hoặc cộng đồng có thể là cơ sở để phòng chống bệnh mắt hột ở những vùng có bệnh nặng: Tra mỡ tetraxyclin 1% 12 giờ/lần trong 5 ngày liền, hoặc mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày liền; mỗi năm dùng ít nhất 6 tháng liên tục.

Do bệnh mắt hột gây miễn dịch rất yếu hoặc hầu như không có miễn dịch nên sau khi được chữa khỏi, bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm. Nếu người bệnh gặp biến chứng lông siêu, lông quặm, cần phối hợp với bác sĩ để điều trị. Bác sĩ tại bệnh viện mắt có thể cho đốt hoặc nhổ lông siêu, phẫu thuật để làm bật lông mi ra ngoài (trong trường hợp lông quặm).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật