Bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

Bệnh mắt hột có triệu chứng trạng xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều gỉ mắt, ngứa nhặm, sợ ánh sáng khiến bệnh nhân lúc nào cũng phải dùng khăn để chặm nước mắt. Nếu ra gió lạnh thì ngứa nhặm, đỏ, chảy nước mắt gọi là chứng nghinh phong xích nhãn.

Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt ở tỳ vị hiệp với phong tà xâm nhập tại chỗ như: gió lạnh nước mưa hoặc rửa chung khăn chậu với người bệnh hoặc nước rửa mặt hàng ngày không đảm bảo vệ sinh Tất cả các nguyên nhân trên làm cho vành mí Mắt sưng nhẹ đỏ liên miên, chảy nước Mắt mắt nhiều gì đau ngứa nhặm khó chịu, sợ ánh sáng làm cho hai mắt kèm nhèm nhìn lúc sáng lúc mờ không chuẩn xác.

Bệnh đau mắt hột có thể lây lan

Bệnh đau mắt hột có thể lây lan

Đường lây của đau mắt hột

Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng của người có bệnh đau mắt hột, hay gián tiếp qua ruồi hoặc các loại côn trùng khác.

Đau mắt hột không những gây cảm giác khó chịu mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây mù mắt.

Bệnh đau mắt hột thường có các triệu chứng như cộm xốn mắt, ngứa mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt, hay mỏi mắt... có hiện tượng tấy đỏ và chảy nước mắt.

Biến chứng của bệnh đau mắt hột

Nếu bệnh nhân được điều trị và sử dụng thuốc trị bệnh đau mắt hột kịp thời thì bệnh sẽ khỏi, không để lại biến chứng. Ngược lại, bệnh sẽ trở nên trầm trọng, nặng nề và kéo dài, có thể gây ra nhiều biến chứng.

Các biến chứng của bệnh có thể kể đến là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi làm cho lông mi bị mọc siêu vẹo biến dạng. Chính lông quặm sẽ gây loạn dưỡng giác mạc và cọ xát liên tục vào giác mạc gây tổn thương, trầy xước loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc loét giác mạc làm bệnh nhân bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là làm biến dạng giác mạc gây loạn thị đục giác mạc và dẫn đến mù lòa

Nếu không được chữa trị kịp thời, đau mắt đỏ có thể gây mù lòa

Nếu không được chữa trị kịp thời, đau mắt đỏ có thể gây mù lòa

Vì vậy, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh đau mắt hột, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc trị bệnh đau mắt hột, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị để tránh thị lực suy giảm và viêm nhiễm ở mắt.

Phòng ngừa đau mắt hột đúng cách

Đau mắt hột thường gắn liền với việc vệ sinh mắt chưa tốt. Vì thế, cần giữ vệ sinh bằng cách sử dụng nguồn nước sạch để rửa mặt, không dùng chung khăn mặt với người khác, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tiêu diệt ruồi nhặng, thường xuyên rửa tay, tránh thói quen dụi mắt. Khi ra đường, cần bảo vệ mắt bằng kính râm, kính chắn bụi.

Nên sử dụng thêm thuốc bổ mắt để mắt khỏe hơn và có thể giúp phòng ngừa các bệnh về mắt và giúp tăng cường thị lực cho mắt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật