Bệnh giun chỉ là gì? Hình thái giun chỉ và khả năng tồn tại của bệnh

Bệnh giun chỉ là gì?

Giun chỉ (Danh pháp khoa học Wuchereria bancrofti) là một loài giun ký sinh chủ yếu thông qua ấu trùng của nó Bệnh giun chỉ hay còn gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết bệnh phù voi Là bệnh do ký sinh trùng gây ra bởi một loại giun có hình dạng giống như sợi chỉ Bệnh lưu hành ở các nước có khí hậu nóng ẩm và xảy ra do muỗi mang ấu trùng giun chỉ truyền sang người. Giun chỉ có thể ký sinh ở hệ thống bạch huyết làm tổn thương hệ thống bạch huyết gây phù to ở các chi.

Bệnh giun chỉ hay còn gọi là bệnh chân voi

Bệnh giun chỉ gây bệnh chân voi

Vật chủ trung gian truyền bệnh giun chỉ ở Việt Nam là muỗi Mansonia, đây là loại muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao có bèo. Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và vùng trung du. Loại muỗi này có khả năng phát triển trong các vùng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình

Âu trùng giun chỉ

Âu trùng giun chỉ thực tế

Sau khi muỗi truyền bệnh đốt máu người bệnh có ấu trùng giun chỉ, ấu trùng ở trong dạ dày muỗi khoảng 2 - 6 giờ và thoát áo, xuyên qua thành dạ dày muỗi và di chuyển lên vùng ngực muỗi mất khoảng 15 giờ. Tại vùng cơ ngực muỗi, ấu trùng phát triển nhanh thành ấu trùng giai đọan II, giai đoạn III và giai đoạn IV đến ký sinh trong tuyến nước bọt của muỗi và xâm nhập vào cơ thể người khi muỗi đốt hút máu. Thời gian từ khi muỗi truyền bệnh hút máu có ấu trùng giun chỉ giai đoạn I đến khi muỗi có khả năng truyền bệnh cho người khác từ 12-14 ngày.

Hình thái và khả năng tồn tại 

Trên thế giới có 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Tại Việt Nam, chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi.

Ấu trùng giun chỉ W. bancrofti và B. malayi

Ấu trùng W.bancrofti thường khu trú ở hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc nách. Giun chỉ W.bancrofti trưởng thành trông giống như sợi chỉ, mầu trắng sữa dài từ 25-40 mm, chiều ngang khoảng 0,1 mm. Giun W.bancrofti cái dài khoảng 60-100 mm.

Ấu trùng B.malayi thường khu trú ở hạch bộ phận sinh dục và vùng thận Giun chỉ B.malayi gần giống như giun chỉ W.bancrofti. Giun đực có kích thước khoảng 22,8 x 0,08 mm, giun cái có kích thước khoảng 55 x 0,16 mm. Giun đực và cái thường cuộn vào nhau làm cản trở bạch huyết.

Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành không tồn tại ở môi trường tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật