Các liệu pháp điều trị dành cho người mắc bệnh lao xương - khớp

Để điều trị bệnh lao xương - khớp, người bệnh có thể áp dụng các liệu pháp điều trị dưới đây.

Lao xương - khớp là một trong những thể lao hay gặp nhất (sau lao phổi). Trong bệnh lao xương - khớp vi khuẩn lao (BK) xuất phát từ tổn thương lao phổi hoặc lao hạch rồi lan theo đường máu đến khu trú và gây bệnh ở các đốt sống, khớp háng, gối, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay. Lao khớp thường chỉ khu trú ở một khớp đơn độc.

Lao khớp háng là bệnh hay gặp, biểu hiện ở đau ở bẹn hoặc ở mông, lan xuống đầu gối làm cho bệnh nhân đi lại khập khiễng, teo cơ từ đầu đùi. Sốt, gầy sút chán ăn Nếu không được điều trị, khớp sẽ bị phá hủy làm hạn chế vận động, các triệu chứng toàn thân nặng lên, xuất hiện các apxe lạnh, đặc biệt là ở vùng bẹn.

Ðiều trị bệnh lao xương - khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. BS. Đặng Phương Liên - Bộ Y tế cho biết 3 nội dung điều trị bệnh là:

- Ðiều trị nội khoa: Dùng thuốc chống lao theo phác đồ.

- Cố định khớp bằng bó bột trong 3 - 6 tháng. Với những trường hợp nhẹ và được chẩn đoán sớm, chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động, mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.

- Ðiều trị ngoại khoa: Khi có chỉ định mổ thì tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịch, lấy ổ áp-xe, lấy mảnh xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp.

Sau khi mổ nên cố định 1 – 3 tháng sau mới cho vận động trở lại.

Người bệnh có thể thấy lao khớp là tổn thương thứ phát sau tổn thương lao phổi hoặc lao hạch ban đầu, vì vậy cần điều trị theo phác đồ đã được các bác sĩ kê đơn, không được bỏ thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật