Cách chữa liệt dây thần kinh vùng hàm mặt bằng khí công có thể bạn chưa biết

5 bài tập dưới đây không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ, kích thích tủy sống, não bộ và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt...

Gõ răng:

Dùng 2 hàm răng gõ vào nhau nhịp nhàng nhiều lần sẽ làm chắc chân răng kích thích thần kinh tủy răng làm răng chắc khoẻ.

Nhai khan:

Dùng hàm răng nhai đi nhai lại nhiều lần như ta đang nhai vật dai cứng. Thực hiện như vậy sẽ làm chắc cung răng và phần lợi bao quanh, làm tăng tiết nội dịch và khí huyết lưu thông, phòng chống viêm chân răng sụt lợi và khô miệng

Day, nghiến:

Cắn chặt 2 hàm răng vào nhau và day ngang, dọc, xoay tròn. Chú ý, các răng thuộc hàm trên và dưới không được trượt lên nhau mà phải bất động. Bài này có tác dụng cường kiện cung hàm, cũng như cường cơ, gân vùng hàm miệng.

Ngáp:

Dùng nội lực để ngáp thật mạnh, khi ngáp miệng phải mở to, rộng. Đặc biệt phải tạo sức rướn toàn thân để toàn thân giãn mở và cột sống kích hoạt từ cổ đến vùng hông chậu.

Bài này có tác dụng kích thích cân cơ vùng mặt giãn mở. Kích thích các tuyến nội ngoại dịch vùng hàm miệng lưu thông, giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ (gồm 7 hệ thống xoang xương như 2 khoang xương chẩm, 2 xương thái dương, xoang xương đỉnh, xoang trán và xoang mặt). Làm màng não giãn mở, tăng xung động của hệ thống thần kinh trung ương ra vào não. Kích thích tủy sống và đám rối dương. Đặc biệt làm tủy sống lưu thông khí huyết và thủy dịch trên não, phòng chống và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt.

Day huyệt:

Tay day bấm huyệt thừa tương (ở 2 bên khóe mép), huyệt địa thương (chỗ lõm ở trên cằm và giữa mép môi dưới) và huyệt thái giáp xa (ở phía trên ngoài cung hàm dưới), sẽ làm tăng cường công năng cho vùng hàm miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật