Chóng mặt, hoa mắt có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên cẩn thận

Chóng mặt, hoa mắt là tình trạng người bệnh bị mất thăng bằng, biến chứng của chóng mặt mạn tính có thể khiến bệnh nhân trầm cảm, đau cổ đầu hoặc suy giảm nhận thức.

Chóng mặt là một trong những nguyên nhân gây tai nạn trong lao động, giao thông hay sinh hoạt hàng ngày.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính:Nguyên nhân

Trong bệnh lý này, cơn chóng mặt đột ngột xảy ra khi đầu được đặt ở vị trí nào đó, ví dụ như khi nằm trên giường hoặc khi làm việc dưới xe hơi và quay đầu vào một phía. Chóng mặt quay tròn xảy ra, kéo dài 1 - 2 phút, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn nhưng hiếm khi nôn.

Viêm mê đạo:

Viêm nhiễm của mê đạo gây ra do nhiễm trùng do virút hoặc vi khuẩn có thể xảy ra khi bị cảm cúm sởi hoặc quai bị hay viêm tai giữa do vi khuẩn không được điều trị đầy đủ. Triệu chứng chính là chóng mặt, những triệu chứng khác có thể là buồn nôn nôn mất thính lực ù tai (reo trong tai).

Chóng mặt áp lực:

Những thay đổi áp lực trong tai giữa cũng là nguyên nhân gây chóng mặt Ở những người nhạy cảm, tác dụng gây chóng mặt có thể là rất mạnh và có thể là có khởi phát đột ngột.

Chấn thương và tổn thương đầu:

Đại đa số trường hợp chấn thương tai trong được gây ra do phẫu thuật viên mổ tai giữa, hoặc chấn thương trực tiếp ở đầu. Loại chóng mặt này được biết là chóng mặt tư thế.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc:

Một số thuốc có thể gây tổn thương thần kinh thính giác và tiền đình, gây mất thính lực và chóng mặt, như streptomycine, kanamycine và neomycine, quinine, salicylate (gồm cả aspirine) và lợi tiểu như furosemide, ethacrynicacid và bumetanide.

- Những bệnh lý làm hạn chế cung cấp máu tới cuống não như: suy động mạch nền đốt sống; xơ vữa động mạch; gai đốt sống cổ; tổn thương đuôi ngựa của cổ; u não dẫn đến suy giảm chức năng tiền đình gây ra chóng mặt.

Điều trị

Triệu chứng chóng mặt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như viêm màng não nhiễm độc chì u não... Do vậy, nếu bạn có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt nên gặp bác sĩ sớm để có hướng xử trí đúng đắn. Trong điều trị chóng mặt, một số nhóm thuốc sau đây thường được bác sĩ sử dụng:

Nhóm kháng histamin: điển hình là flunazirin, promethazine, meclizine. Nhóm này có tác dụng ức chế hoạt động tiền đình từ đó làm giảm chóng mặt. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương vì vậy bệnh nhân thường bị ngầy ngật và buồn ngủ khi dùng thuốc ít tác dụng trong chóng mặt mạn.

Nhóm kháng tiết cholin: kiềm chế kích động tiền đình điển hình là scopalamin thuốc này có thể gây khô miệngbuồn ngủ.

Nhóm an thần: diazepam có tác dụng an thần làm dịu, được sử dụng trong cơn chóng mặt cấp. Cần thận trọng khi dùng thuốc này vì nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Betahistine: thuốc này có tác dụng điều hòa hoạt động nhận thức tiền đình và ức chế chóng mặt ngoại biên, tác dụng giảm chóng mặt và ngăn ngừa các cơn chóng mặt tái phát. Khác với các nhóm thuốc trên, thuốc này ít gây ngủ, bệnh nhân không bị ngầy ngật. Nhóm thuốc này cũng có ưu điểm là kích thích quá trình tự điều chỉnh thích nghi của bệnh nhân.

Acetyl leucyl: đây là một dạng acid amin, cơ chế tác dụng trong điều trị chóng mặt hiện vẫn chưa biết rõ. Hiện nay thuốc này chỉ còn được sử dụng hạn chế ở một số nước.

Ngoài ra cần phải tập luyện nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, không hút thuốc lá, nên có chế độ ăn uống hợp lý. Cần lưu ý việc lạm dụng các thuốc điều trị chóng mặt có tác dụng ức chế thần kinh trung ương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi kiểm soát thăng bằng của cơ thể và có thể dẫn đến các cơn chóng mặt tái phát khó điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật