Triệu chứng kiết lỵ ở người lớn và cách phòng tránh bệnh
Triệu chứng kiết lỵ ở người lớn phổ biến
- Rối loạn đại tiện: Khi bị kiết lỵ người bệnh sẽ đại tiện nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phần, có khi không có phân, khó đại tiện.
- Tính chất của phân: Triệu chứng kiết lỵ ở người lớn phân thường ít, lẫn với chất nhầy, có máu tươi lẫn trong phân, nổi bọt và hơi.
- Đau và mót rặn: Người bị kiết lỵ thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng kèm theo phản xạ mót rặn, đau buốt ở hậu môn. Sau đại tiện thì đau và hết món rặn, đại tiện nhiều lần.
Đau và mót rặn là triệu chứng kiết lỵ ở người lớn phổ biến
Các triệu chứng kiết lỵ ở người lớn khác
Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh kiết lỵ có thể kèm các triệu chứng khác như có thể sốt nhẹ hoặc không đau quặn bụng, sôi bụng buồn nôn
Khi thấy xuất hiện triệu chứng vừa nêu trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ giúp đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị triệu chứng kiết lỵ ở người lớn
Để điều trị bệnh kiết lỵ người bệnh cần sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Các loại thuốc diệt vi khuẩn amip:
Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
Thuốc điều trị kiết lỵ cần sử dụng thận trọng
Metronnidazole: thuốc giúp điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
Các lọai thuốc điều trị kiết lỵ do bệnh shigella: Ciprofloxacine, Ofloxacine, Bactrim phụ thuộc vào triệu chứng kiết lỵ ở người lớn.
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: Người bệnh cần rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Không ăn những thức ăn sống, thức ăn cần được che đậy kỹ để tránh ruồi nhặng.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Hạn chế các loại đồ uống có ga đồ uống chứa cồn
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:09 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:08 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023