Chọn giấy ướt cho con - Sai lầm nhỏ, hậu quả khôn lường
Tuy nhiên, dư luận gần đây xôn xao về câu chuyện giấy ướt bẩn chứ tới 3,1 triệu vi khuẩn gây nhiễm trùng máu khiến các bà mẹ “bỉm sữa” vô cùng hoang mang. Giữa thị trường thật – giả, tốt – xấu lẫn lộn, các mẹ cần lưu ý gì khi chọn mua khăn ướt cho con?
Tác hại từ giấy ướt kém chất lượng?
Giấy ướt trở thành vật bất li thân của những bà mẹ có con nhỏ
Mẹ có biết, em bé sơ sinh da chỉ mỏng bằng 1/2 da người lớn, khi tiếp xúc với giấy ướt chứa hóa chất độc hại, bé có thể bị kích ứng da phát ban viêm da Nguy hiểm hơn khi dính vào mắt và có thể gây ngộ độc khi bé nuốt hoặc ngậm phải. Nếu dùng trong một thời gian, hóa chất ngấm vào cơ thể có khả năng gây ung thư
Lưu ý khi mẹ lựa chọn giấy ướt cho bé
Giấy ướt phải rõ nguồn gốc xuất xứ
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là một trong những yêu cầu tối thiểu khi lựa chọn giấy ướt cho bé. Các mẹ nên lưu ý tìm mua giấy ướt của những thương hiệu có uy tín, công khai về thành phần và hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng
Giấy ướt không mùi hoặc mùi hương nhẹ nhàng chiết xuất thiên nhiên
Rất nhiều mẹ thường nhầm tưởng mùi thơm trong khăn ướt sẽ giúp bé thấy dễ chịu và thích thú nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Mũi của em bé vẫn đang phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm với mùi hương. Vì thế, những mùi hương mang tính chất hóa học có thể khiến bé khó chịu và ảnh hưởng tới khướu giác của bé sau này.
Giấy ướt không chứ những chất hóa học độc hại
Ba loại hóa chất độc hại rất hay được sử dụng khi sản xuất khăn ướt, các mẹ nên loại bỏ ngay nếu thành phần trên bao bì có kể tên một trong ba thành phần này.
+ Cồn: là chất được thêm vào thành phần giấy ướt với mục đích làm sạch. Tuy nhiên, nó lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da khiến da khô và da yếu dần đi.
+ Paraben: là chất bảo quản giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Chất này rất dễ hấp thụ qua da và có thể gây ung thư vú loãng xương các triệu chứng mãn kinh
+ Propylene Glycol: là một loại acohol giúp mỹ phẩm thẩm thấu nhanh vào da. Tuy nhiên nó ngăn cản tái tạo tế bào da, dễ gây kích ứng da hoặc gây rối loạn hooc môn.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:02 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:02 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:07 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:08 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:02 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:09 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:08 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:01 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023