Chứng đái dầm - biểu hiện, nguyên nhân và điều trị bệnh

Hầu hết các cha mẹ đều có kinh nghiệm về chứng đái dầm (CĐD) ở trẻ em. Thường khi trẻ lớn đến 2 - 3 tuổi, CĐD sẽ mất đi. Nhưng có một số trẻ em (chiếm khoảng 10%) lên đến 5 tuổi hay lớn hơn vẫn còn đái dầm.

CĐD thường có yếu tố gia đình: ba hay mẹ khi nhỏ mắc CĐD thì con cái của họ cũng sẽ đái dầm! Khi CĐD của trẻ em cứ lặp đi, lặp lại hằng đêm sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi căng thẳng cho cả gia đình

- CĐD nguyên phát: khi CĐD diễn ra liên tục, không gián đoạn ngay từ khi còn nhỏ.- CĐD được chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát.

- CĐD thứ phát: khi CĐD trở lại sau một thời gian dài ngừng hẳn.

Với đa số các em nữ, CĐD thường mất đi khi lên 6 tuổi. Và với đa số các em nam, CĐD cũng sẽ chấm dứt khi lên 7 tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân do sinh lý: nguyên nhân chủ yếu gây nên CĐD.Trong cơ thể có hai cơ chế sinh lý giúp ngăn ngừa chứng đái dầm

- Hoóc-môn kháng lợi tiểu Vasopressin làm giảm lượng nước tiểu vào ban đêm.

- hệ thần kinh kiểm soát bàng quang sẽ báo thức giấc khi bàng quang chứa đầy nước tiểu.

Khi các cơ chế sinh lý trên chưa được phát triển hoàn chỉnh sẽ gây ra CĐD ở trẻ em.

Nguyên nhân do tâm lý:

- Những xáo trộn về mặt tình cảm: gia đình có em bé, di chuyển đến nơi ở mới...

- căng thẳng về mặt tâm lý: ba mẹ cãi vã nhau, sợ hãi khi đi vệ sinh một mình…

- Do đang mê ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý:

- Mắc bệnh đái tháo đường týp 1.

- nhiễm trùng đường tiểu

- Cấu trúc bất thường ở đường tiểu.

- cột sống chẻ đôi.

- Tổn thương tủy sống

Các phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây ra CĐD mà chúng ta có các phương pháp điều trị thích hợp.

- Với CĐD do nguyên nhân sinh lý: khi trẻ em lớn lên đến một giai đoạn mà hệ thần kinh kiểm soát bàng quang đã phát triển hoàn chỉnh thì CĐD sẽ hết.

- Với CĐD do nguyên nhân tâm lý: cần tôn trọng trẻ em, tránh la mắng, trừng phạt, tránh gây cảm giác xấu hổ, tội lỗi nơi các em. Cha mẹ luôn khuyến khích, động viên và khen thưởng khi các em không đái dầm

Ngoài ra có thể áp dụng một số phương pháp sau để kiểm soát CĐD ở trẻ em:

- Hạn chế việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

- Tập cho bé đi tiểu đều đặn trong ngày.

- Tạo thói quen đi tiểu trước thời gian chuẩn bị đi ngủ và có thể lặp lại ngay trước khi lên giường ngủ.

- Sử dụng hệ thống chuông báo. Hệ thống chuông báo gồm có bộ phận cảm ứng độ ẩm ướt và bộ phận chuông, giúp cho bé thức dậy khi bàng quang chứa đầy nước tiểu và bắt đầu thấm ướt.

Với CĐD do nguyên nhân bệnh lý: việc chữa trị bệnh đái tháo đường týp 1 hay bệnh nhiễm trùng đường tiểu cũng sẽ giúp kiểm soát CĐD. Áp dụng phương pháp phẫu thuật đối với các bệnh lý còn lại (cấu trúc bất thường ở đường tiểu, cột sống chẻ đôi…) mang lại hiệu quả cao trong điều trị CĐD.

Với trẻ em, việc sử dụng các loại thuốc để điều trị CĐD như: thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitryptiline, imipramine, nortriptyline) hay thuốc thay thế hormone kháng lợi tiểu (desmopresin) do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên ít được sử dụng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật