Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi - triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một chứng bệnh thường gặp. Nhiệt miệng là bệnh lành tính, vết lở loét nhiệt miệng có thể tự lành sau khoảng 7 - 10 ngày và hoàn toàn không để lại sẹo, tuy nhiên bạn chắc hẳn sẽ rất sót khi bé nhà mình phải chịu đựng sự "hành hạ" của chứng bệnh khó ưa này trong suốt khoảng thời gian đó. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để từ đó có cách phòng ngừa cũng như biện pháp điều trị nếu trẻ phát bệnh.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới một tuổi là đối tượng rất dễ mắc phải chứng bệnh khó ưa này. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu như:

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là hiện tượng thường gặp nhưng khó phát hiện

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là hiện tượng thường gặp nhưng khó phát hiện

- Niêm mạc miệng bị tổn thương

- Nhiệt miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi do chức năng miễn dịch suy giảm, cơ thể yếu, nguy cơ để mầm bệnh phát sinh gây vấn đề như nhiệt miệng

- Có thể do bé bị dị ứng với thuốc thực phẩm thức ăn... dễ làm cho miệng bị tổn thương, gây nhiệt miệng.

- Do virut tấn công

- Cơ thể trẻ bị thiếu nước

- Bệnh chân - tay - miệng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Biểu hiện của bênh

Những vết loét xuất hiện bên trong niêm mạc miệng khiến trẻ đau rát khiến bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi như:

- Trẻ quấy khóc, không muốn ăn, thậm chí là bỏ ăn.

- Miệng chảy nhiều nước dãi.

- Nhiệt miệng ở trẻ em khiến cơ thể trẻ uể oải, thiếu năng lượng.

- Vạch miệng lên thấy xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2 mm màu trắng hoặc ngà.

- Đốm trắng to dần từ 8 - 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

- Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.

Trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn

Trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn

Điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành sau khoảng 7 - 10 ngày, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra những đau đớn, khó chịu nhất định đối với trẻ. Vì vậy hãy phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi bằng chính những thói quen hàng ngày:

- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

- Bổ sung nhiều đồ ăn có tính mát cho khẩu phần ăn để tránh nhiệt miệng ở trẻ em

- Đảm bảo cơ thể trẻ luôn đủ nước.

Nếu nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi xuất hiện nhiều lần với tần xuất dày đặc, báo hiệu các vấn đề về sức khỏe bạn cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra tổng quát và sớm tìm ra nguyên nhân gây nhiệt miệng cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật