Những điều nên tránh để trẻ sơ sinh khỏe mạnh không lo bệnh tật

Bé mới chào đời, không nên để nhiều người đến thăm hỏi vì mẹ vừa mệt mỏi vừa không tốt cho con. Người đang đau ốm, dù là cảm cúm sơ sài, cũng không nên tiếp xúc, bồng bế, hôn hít vì nguy cơ sẽ lây bệnh cho bé.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cố vấn sách thai giáo Hội quán các bà mẹ tại TP HCM cho rằng, khi mới sinh ra đứa trẻ không quá yếu như ta tưởng mà đã được 'trang bị' khá đầy đủ từ trong bụng mẹ. Tuy vậy bé vẫn rất cần được sự săn sóc thận trọng của người lớn. Đã có trường hợp bé chết ngộp vì vú mẹ khi mẹ ngủ quên, hay bé phỏng lúc tắm do bị người lớn nhúng vào một thau nước nóng.

Vì thế để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bác sĩ Hồng Ngọc khuyên:

- Hạn chế số lượng người đến thăm hỏi vì khiến sản phụ và thai nhi mệt mỏi Hơn nữa những người đang đau ốm, dù là cảm cúm sơ sài, cũng không nên tiếp xúc bồng bế, hôn hít vì sẽ lây bệnh cho bé.

- Nên đặt bé nằm trong một cái nôi, ở trong phòng chung với mẹ, thoáng khí, rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ và đủ ánh sáng.

- Cần bỏ tập quán coi việc sinh đẻ như là dơ bẩn xấu xa. Tránh để mẹ và bé trong buồng kín mít, ngộp hơi, tăm tối, dơ bẩn…

- Tránh để bé nằm ngửa lâu vì có thể bị phỏng lưng.

- Sản phụ không nên suốt ngày nhét bông gòn vào hai tai, trùm kín đầu, cả tháng không ra ngoài ánh sáng, ăn toàn nước mắm kho tiêu, đến nỗi khi ra khỏi buồng thì đầu váng, mắt hoa, chân đi không vững. Những kiêng cữ sai lầm thái quá như thế sẽ khiến cả mẹ và con ốm yếu.

- Đứa trẻ sinh bình thường, đủ tháng thì bắt buộc phải chích vắc-xin BCG ngừa lao. Từ 2 tháng tuổi trở đi, bé phải được chích và uống ngừa các thứ bệnh nguy hiểm khác như: sốt bại liệt ho gà, uốn ván, bạch hầu, ban đỏ (6 thứ bệnh này gây tử vong và tàn phế ở trẻ con). Riêng bệnh đậu mùa thì không cần ngừa nữa vì bệnh này đã bị tiêu diệt trên toàn thế giới năm 1977 nhờ chủng ngừa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật