Những lưu ý quan trọng khi trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thực hiện phẫu thuật.

Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em Tại Việt Nam, trong 800 trẻ sinh ra đời thì có 1 trẻ bị mắc tật này. Nguyên nhân là do các mô miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi

Những đứa trẻ khi sinh ra không có đủ mô ở miệng, những mô này không thể kết hợp với nhau để hình thành vòm miệng Bệnh có 3 dạng khác nhau: Sứt môi mà không hở hàm ếch; hở hàm ếch không bị sứt môi; sứt môi và hở hàm ếch.

Một số điều cần lưu ý khi trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

- Với những trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch sứt môi các bà mẹ cần tìm bác sĩ để hướng dẫn kỹ cách chăm sóc trẻ Với trường hợp khe hở quá rộng, bạn nên tìm mua bình sữa chuyên dùng cho trẻ bị sứt môi, hở vòm vắt sữa mẹ vào bình cho trẻ bú.

Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em (Ảnh: vnExpress)

Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em (Ảnh: vnExpress)

- Vệ sinh vùng miệng của trẻ bằng vải mềm và ướt, dùng bông tẩm nước sạch lau kĩ vùng khe hở môi Tuyệt đối không dùng gạc vải hay ống tiêm xịt nước để vệ sinh khe hở môi vì có thể gây tổn thương cho trẻ.

- Trẻ dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên như viêm phế quản viêm họng nhất là vào mùa lạnh. Cha mẹ nên thường xuyên giữ ấm cho trẻ. Chú ý chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp để trẻ tăng sức đề kháng

- Phẫu thuật tạo hình phục hồi chức năng giải phẫu và thẩm mỹ là phương pháp điều trị duy nhất hiện nay để trẻ có thể phát triển bình thường, không bị mặc cảm, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

Điều kiện thực hiện phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch

Việc phẫu thuật cho trẻ bị sứt môi - hở hàm ếch càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được khả năng ăn uống, nói năng và khuôn mặt của trẻ. Nếu trẻ đủ những điều kiện cụ thể dưới đây, cha mẹ nên đưa đi phẫu thuật để trẻ sớm phát triển bình thường.

Phẫu thuật hở hàm ếch đòi hỏi trẻ đang ở tuổi phù hợp và đủ khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Phẫu thuật hở hàm ếch đòi hỏi trẻ đang ở tuổi phù hợp và đủ khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

- Đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt, không bị mắc những bệnh viêm nhiễm cấp và các bệnh nội khoa khác, không bị suy dinh dưỡng còi cọc sức khỏe đường thở tốt.

- Đối với tật khe hở môi: Độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau 4 - 6 tháng tuổi, cân nặng từ 5 kg trở lên.

- Đối với tật khe hở hàm: Độ tuổi thích hợp nhất để phẫu thuật là sau 18 tháng tuổi, cân nặng từ 10 kg trở lên.

- Gia đình có con em bị sứt môi, hở hàm ếch, cần đưa trẻ để bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám, đánh giá sức khỏe xem trẻ có thể tham gia phẫu thuật được không.

Sau khi được phẫu thuật xong, trẻ vẫn có thể gặp một số vấn đề trong ăn uống hoặc phát âm. Gia đình cần động viên trẻ phát âm rõ và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cho môi, lưỡi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật