Tìm hiểu về sứt môi và hở hàm ếch - Phân dạng và cách điều trị

Tìm hiểu sứt môi, hở hàm ếch

Sứt môi hở hàm ếch và chẻ vòm hầu là các dạng bất thường bẩm sinh ở môi và miệng thấy khá nhiều trong các sắc dân Á châu.

- Dịch tễ học

Chứng sứt môi và chẻ vòm hầu đứng đầu trong các khuyết tật bẩm sinh - khoảng 1/600 trẻ sơ sinh bị chứng này, từ trường hợp rất nhẹ cho đến nặng. Tỉ lệ cao nhất ở dân châu Á, tiếp theo là dân da trắng, và thấp nhất ở dân da đen. Nam nhiều hơn nữ. Nhiều gia đình có nhiều con cùng bị khuyết tật - đưa đến giả thuyết có yếu tố di truyền hay do độc tố môi trường chung quanh người mẹ. Một số có thêm những khuyết tật bẩm sinh khác, một số khác lại không.

Sứt môi, hở hàm ếch gây mất thẩm mỹ

Sứt môi, hở hàm ếch gây mất thẩm mỹ

- Phân dạng

18% sứt môi một bên, không bị chẻ vòm hầu

2% sứt môi hai bên, không bị chẻ vòm hầu

38% sứt môi một bên và chẻ vòm hầu

12% sứt môi hai bên và chẻ vòm hầu

30% chẻ vòm hầu, không sứt môi. Dạng này tỉ lệ 1/2000, ở nữ nhiều hơn nam. Chia làm nhiều dạng khác, trong đó có dạng chẻ dưới mô mạc (1/1200-2000) và dạng chẻ lưỡi gà.

Điều trị sứt môi, hở hàm ếch cho trẻ sơ sinh

Vì các khuyết tật này có thể được chữa trị khi trẻ lớn trên 1 tuần, mọi cố gắng nên được thực hiện giúp trẻ sơ sinh có đủ dinh dưỡng để phát triển và đủ sức chịu đựng cuộc giải phẫu. Các trường hợp nhẹ hơn như sứt môi, hở hàm ếch phía trước miệng thì trẻ có thể bú sữa mẹ

Khi trẻ có thể ngậm được cả quầng vú vào miệng thì một phần vú sẽ che được chỗ hở và trẻ có thể bú tốt hơn. Trẻ bị chẻ vòm hầu sâu (hở ở thành trên và sau họng) thì khi bú dễ bị sặc hay trào lên mũi khó nuốt Có thể cho uống sữa bằng muỗng hoặc theo ống thông vào dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật