Những rối loạn giấc ngủ phổ biến mà có thể gặp ở trẻ nhỏ
Những rối loạn giấc ngủ ở trẻ thường được coi là lỗi của trẻ hoặc “chiêu trò” để trẻ thu hút sự quan tâm của bố mẹ. Nhưng thực tế những vấn đề này có căn nguyên sâu xa và có thể là kết quả của môi trường sống không lành mạnh xung quanh trẻ. Dưới đây là một số rối loạn giấc ngủ ở trẻ và nguyên nhân và cách khắc phục những rối loạn này mà bố mẹ nên biết:
Đái dầm
Có 2 loại đái dầm xảy ra trong giấc ngủ sâu và giai đoạn không cử động mắt nhanh (NREM): đái dầm nguyên phát và đái dầm thứ phát hoặc mất khả năng kiểm soát tiểu tiện.
Đái dầm nguyên phát: không phải là vấn đề nghiêm trọng cũng không dẫn đến bất cứ vấn đề thể chất nào khác. Đái dầm thường xảy ra ở độ tuổi từ 6 tới 12 rồi ngưng lại. Nguyên nhân có thể là do di truyền, chức năng bàng quang kém hoặc chậm phát triển. Những gì bạn có thể làm là hướng dẫn trẻ cách kiểm soát bàng quang, thưởng cho trẻ khi trẻ không đái dầm cũng như ra điều kiện khi trẻ mắc lỗi
Đái dầm thứ phát: Đây cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng có xu hướng do tâm lý. Ví dụ, nếu trẻ đái dầm sau tối bị bố hoặc mẹ đánh mắng, thì đó có thể là do tâm lý lo sợ.
Hoảng sợ ban đêm
Khi trẻ đột ngột thay đổi cảm xúc trong khi ngủ say như đột nhiên giận dữ, hoảng sợ và giãy đạp, trẻ có thể đang bị hoảng sợ. Đừng đánh thức trẻ dậy. Tình trạng này là phổ biến ở trẻ từ 4-8 tuổi và chúng không thể nhận thức được hành động khi chúng đang ngủ. Trẻ có thể bị căng thẳng hoặc bị thương trong tình trạng này. Nguyên nhân có thể do trẻ bị bắt nạt ở trường hoặc do áp lực học hành.
Ngủ muộn
Đây có thể là một rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Nguyên nhân là do một số trẻ thường chỉ ngủ sâu từ 2 đến 4 giờ sáng và khó thức dậy vào buổi sáng và vì thế mà dậy muộn. Do thiếu ngủ trẻ sẽ kém hoạt động ở trường, ngủ gật vào ban ngày và mệt mỏi Để cải thiện rối loạn giấc ngủ này hãy để con bạn hãy để trẻ dậy sớm, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng và cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định.
Mộng du
Nếu con bạn đột ngột thức dậy giữa đêm, ngồi trên giường và đi quanh nhà thì đó là mộng du. Trẻ sẽ không nhận thức được hành động của mình mặc dù trẻ có vẻ tỉnh táo và nói chuyện nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, khi trẻ đến tuổi vị thành niên, hiện tượng này sẽ biến mất. Trong khi chờ đợi, bạn nên tránh để trẻ bị tai nạn khi đang mộng du.
Ngưng thở khi ngủ
Tình trạng này không chỉ phổ biến ở người lớn mà còn gặp ở trẻ do đường thở bị tắc nghẽn. Trẻ có thể ngáy, thở bằng miệng và có cảm giác buồn ngủ cả ngày. Một giải pháp là phẫu thuật cắt amiđan hoặc phương pháp điều trị khác là tạo áp lực đường thở chủ động liên tục qua mũi, về cơ bản, áp lực không khí sẽ khai thông đường hô hấp
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:08 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:06 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:08 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:02 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:05 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:07 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023