Phòng sâu răng do bú bình chỉ với những bí kíp sau
Sâu răng do bú bình là tình trạng các răng bị phá hủy một cách nhanh chóng thường là xảy ra ở các răng phía trước hàm trên và hàm dưới ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc nhũ nhi có thói quen bú bình sữa hoặc ăn nhiều chất lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, dung dịch ngọt ngậm trong miệng một thời gian dài lúc ngủ trưa hay bú bình vào ban đêm.
Thường thấy các răng phía trước hàm trên của bé có các lỗ sâu răng lớn màu đen sẫm hoặc các răng này có thể bị phá hủy dần rồi cuối cùng bị gãy ngang
Nếu răng trẻ bị nhiễm trùng phải nhổ sớm các răng sữa trẻ có thể gặp các vấn đề như: Ăn uống khó khăn, phát âm không chuẩn, răng mọc lệch lạc, làm sâu các răng vĩnh viễn làm các răng vĩnh viễn có màu vàng hay màu nâu...
Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình:
- Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm. Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho bé ngậm bình nước thường và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
- Tập cho trẻ uống sữa bằng cốc càng sớm càng tốt thường khi bé được 1 tuổi. Khi uống sữa bằng cốc, chất đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng của bé và khi uống bằng cốc thì bé không thể đòi mang lên giường khi đi ngủ. Do đó trẻ cần phải chấm dứt bú bình sữa khi đã được hơn 1 tuổi.
- Luôn nhớ rằng chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên dùng bình sữa như cục ghiền cho bé ngậm chạy vòng vòng chơi hay vào những lúc đi ngủ.
- Luôn giữ miệng của bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa cần vệ sinh răng miệng cho bé, nên dùng khăn hay gạc lau sạch răng cho bé, cần tập cho bé có thói quen chải răng khi bé 2 - 2,5 tuổi hướng dẫn cho bé cách đánh răng đúng cách để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn khi tất cả các răng sữa của bé đã mọc.
Nếu bé cần ngậm núm vú những lúc đi ngủ và vào ban đêm thì phải bảo đảm núm vú sạch sẽ và không bị dính chất đường.
Cần thường xuyên kiểm tra răng miệng của trẻ. Khi thấy trẻ có những đốm sẫm màu trên răng hoặc có biểu hiện đau nhức răng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị nếu phát hiện bệnh lý răng miệng
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:06 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:09 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:00 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:01 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023