Trẻ tự tử do trầm cảm: Một hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ

Trẻ bị trầm cảm nếu không thể giải tỏa tâm lý hay những vấn đề vướng mắc có xu hướng nghĩ đến tự tử.

Nguy cơ tự tử do trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm tuổi học đường là một bệnh nghiêm trọng có ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của trẻ. Áp lực từ nhà trường gia đình và xã hội đang khiến cho tỷ lệ học sinh mắc bệnh về rối loạn tâm thần và hành vi có chiều hướng gia tăng.

Kết quả khảo sát của dự án 'Chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh tại Hà Nội' cho biết, có đến 19.46% học sinh độ tuổi từ 10 - 16 tuổi gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên thực tế đã có những trường hợp trẻ tự tử do mắc bệnh trầm cảm nhưng không nhận được điều trị hay quan tâm đúng mực của gia đình và cộng đồng.

Trầm cảm ở trẻ em có thể rất khác với trầm cảm ở người lớn

Ngày càng nhiều trẻ phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm

Ngày càng nhiều trẻ phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm

Trẻ dễ bị kích động, gắt gỏng, hay bực tức, dễ cảm thấy thù địch và thường có những cơn bộc phát tức giận chính là biểu hiện của trầm cảm Nếu việc kiểm tra thể chất không cho biết nguyên nhân liên quan đến bệnh, thì những cơn đau nhức có thể liên quan đến trầm cảm. Trẻ cũng có thể nhạy cảm quá mức với những lời phê bình.

Một biểu hiện khác của trẻ bị trầm cảm xa lánh bạn bè, tuy nhiên không phải hoàn toàn 100% trẻ đều có triệu chứng này. Trong khi người lớn có xu hướng tự cô lập khi chán nản thì trẻ thường thu hẹp mối quan hệ với một vài người bạn. Những trẻ bị trầm cảm sẽ giảm giao tiếp xã hội, xa lánh cha mẹ hoặc có thể bắt đầu chơi với một nhóm bạn hoàn toàn khác.

Dấu hiệu cảnh báo tự tử do trầm cảm ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt cảnh giác với những dấu hiệu cho thấy việc trẻ có nguy cơ tự tử. Những dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

- Xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm cùng một lúc (thay đổi lối sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ).

- Tách biệt, cô lập khỏi tất cả các mối quan hệ, bao gồm cả với gia đình.

- Hay nói về những chuyện liên quan đến tự tử, vô vọng và bất lực.

- Không kiểm soát được những hành vi không mong muốn (tình dục, bạo lực).

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ là những thay đổi trong biểu lộ cảm xúc

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ là những thay đổi trong biểu lộ cảm xúc

- Thường xuyên xảy ra tai nạn.

- Lạm dụng chất kích thích chất gây nghiện

- Quan tâm và quá tập trung vào những vấn đề tiêu cực và bệnh hoạn.

- Luôn nói về cái chết và cảm giác bế tắc.

- Khóc nhiều hơn hoặc có thể không muốn thể hiện cảm xúc như trước.

- Mang đồ đạc, tài sản hoặc những vật yêu thích cho những người khác.

Cần có sự can thiệp tích cực của gia đình và nhà trường

Để tránh cho trẻ rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến mắc bệnh này, các bậc cha mẹ cần quan tâm toàn diện đến con cả về vật chất lẫn tinh thần Nhất là vào những giai đoạn con cái dễ bị tổn thương về tâm lý như khi thi cử căng thẳng hay thời điểm trong gia đình có mâu thuẫn.

Trẻ có xu hướng không chú ý đến sự an toàn hoặc nghĩ nhiều đến cái chết

Trẻ có xu hướng không chú ý đến sự an toàn hoặc nghĩ nhiều đến cái chết

Đặc biệt với những trẻ từng bị bạo lực học đường cần hiểu và biết rõ các mối quan hệ của trẻ. Bố mẹ nên trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Thầy cô giáo cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân, tập thể.

Trẻ cũng cần được kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè, không nên để những vướng mắc tích tụ quá lâu. Đồng thời định hướng cho trẻ một lối sống lối suy nghĩ tích cực, lạc quan và bình tĩnh đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa tới các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời. Để điều trị trầm cảm cho trẻ bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, loại thuốc dùng cho trẻ, tìm hiểu về bệnh trầm cảm. Cách chăm sóc và giáo dục dành cho trẻ và cả gia đình bạn.

Điều quan trọng là bạn cần có một sự phối hợp lâu dài và thoải mái với bác sĩ điều trị trầm cảm của trẻ. Trẻ có thể được nhiều bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị như bác sĩ chuyên khoa nhi, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ gia đình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật