Bệnh chàm tổ đỉa, nguyên nhân phát sinh bệnh là do đâu?

Gần đây, cháu bị mắc chứng bệnh 1 tháng có 2 đợt hạt nổi lên ở bàn tay và ngón tay rất ngứa. Hạt chìm trong da. Xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì và cách chữa? Hơn nữa, lòng bàn tay của cháu về mùa đông lại lạnh buốt như đồng, có bài thuốc nào chữa trị?

Nguyễn Thị Khánh (Hải Dương)

 Theo bạn miêu tả thì rất có thể bạn bị bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm khu trú ở lòng bàn tay bàn chân và rìa các ngón. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 - 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau.

Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn. Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.  

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp: dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp; do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn; dị ứng với nấm kẽ chân; do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm. Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn: Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…; Yếu tố trong không khí: khói thuốc lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…; Nhiễm khuẩn (tụ cầu vàng); Thức ăn: hải sản trứng thịt gà bò đậu phộng đậu nành đồ lên men, tinh bột… Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật