Đồ lót giặt máy có thể gây bệnh tiêu chảy thực hư câu chuyện này như thế nào

Giặt đồ lót bằng máy có thể làm lây lan vi khuẩn E. coli – thủ phạm gây bệnh tiêu chảy.

Các nghiên cứu khoa học kết luận, xà phòng diệt khuẩn không tốt hơn xà phòng thông thường trong việc ngăn ngừa bệnh và giặt đồ lót bằng máy có thể làm lây lan vi khuẩn E. coli – thủ phạm gây bệnh tiêu chảy

Sự thật về xà phòng diệt khuẩn

Hầu hết các loại xà phòng diệt khuẩn đều chứa một chất hóa học có tên gọi là triclosan. Chất hóa học này được phát hiện làm thay đổi lượng hoóc môn ở động vật trong các thử nghiệm. Theo báo New York Times, Cục quản lý thực phẩmdược phẩm Mỹ (FDA) vẫn đang tiếp tục điều tra về độ an toàn của triclosan do các kết quả ban đầu thu được chưa nhất quán.

Triclosan hiện có mặt trong khoảng 75% các loài xà phòng diệt khuẩn và cũng có thể được tìm thấy trong những sản phẩm tẩy rửa gia dụng và một số loại kem đánh răng Bất chấp các tác dụng tiềm tàng của triclosan, FDA đã kết luận rằng, xà phòng diệt khuẩn không hiệu quả hơn xà phòng thông thường trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

Nguy cơ lây lan mầm bệnh từ đồ lót giặt máy

Nghiên cứu của tiến sĩ Charles Gerba, giáo sư vi sinh vật tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, chỉ một mẻ giặt đồ lót trong máy giặt cũng có thể lan truyền 100 triệu vi khuẩn E. coli – thủ phạm gây bệnh tiêu chảy vào nước cũng như truyền nhiễm mầm bệnh này sang mẻ giặt tiếp theo. “Có trung bình khoảng 1/10 gram phân dính trong một chiếc quần lót”, ông Gerba nói. Để giảm thiểu vấn đề này, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên đặt chế độ giặt nước ấm 65,5 độ C và đem sấy khô quần áo giặt bằng máy càng nhanh càng tốt, vì vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường ẩm ướt.
Bồn rửa trong nhà bếp - ổ chứa mầm bệnh

Sàn nhà tắm có thể là nơi dung chứa tới hơn 300.000 vi khuẩn trên mỗi cm2, trong khi mật độ khu trú của vi khuẩn ở mình cống thoát của bồn rửa trong nhà bếp đã lên tới gần 80.000 vi khuẩn/cm2. Eileen Abruzzo, giám đốc phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đại học Long Island (New York, Mỹ) tuyên bố, bồn rửa trong nhà bếp có thể kém vệ sinh hơn bệ xí, do bát đũa còn để lại ngâm là nơi nhân giống của các mầm bệnh như vi khuẩn E. coli và salmonella. Nghiên cứu của Trường Y Đại học Havard danh tiếng cũng cho kết quả chứng thực nhận định này.

Giật nước bồn cầu cũng lây lan bệnh

Các chuyên gia của kênh khoa học Discovery đã lên tiếng xác thực những đồn đoán lâu nay rằng, giật nước bồn cầu không đậy nắp có thể khiến các hạt phân bay vào không khí. Kết quả các cuộc kiểm tra cho thấy, bàn chải đánh răng để trong nhà vệ sinh cũng có thể chứa đầy vi khuẩn tồn tại trong phân người. Điều này là do, nếu nắp bồn cầu mở khi bạn giật nước xả, các hạt phân có thể văng xa tới 1,8 mét. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên đậy nắp bồn cầu khi xả nước và đặt bàn chải đánh răng ở xa khoảng cách trên hoặc bỏ vào hộp đậy nắp kín.

Máy sấy khô tay chưa hẳn đã tốt

Tiến sĩ Rodney Lee Thompson, một chuyên gia dịch tễ học tại Bệnh viện Mayo (Mỹ), đã rút ra kết luận từ nhiều nghiên cứu khác nhau rằng, lau tay bằng giấy sẽ vệ sinh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn việc sử dụng máy sấy khô tay. Khi kiểm tra tính hiệu quả giữa giấy vệ sinh và các loại máy sáy khô tay, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Westminster (Anh) cũng phát hiện, dùng giấy lau là cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia, phần lớn ích lợi của giấy vệ sinh là việc nó nhanh chóng làm khô tay của chúng ta, trong khi để tay ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Giấy vệ sinh được phát hiện giúp chúng ta lau khô tay trong khoảng 15 giây, trong khi các máy sấy khô phải mất tới 45 giây - một khoảng thời gian quá dài, nếu xét việc mọi người trung bình thường chỉ dành 13 - 17 giây cho việc làm khô tay của họ.

Gội đầu hàng ngày - lợi bất cập hại

Năm 1908, báo New York Times từng cho đăng tải một bài báo khuyến khích phụ nữ gội đầu nhiều hơn nữa, thậm chí nên gội đầu hàng ngày. Tuy nhiên, Michelle Hanjani, chuyên gia da liễu thuộc Đại học Columbia phát hiện: "Nếu gội đầu hàng ngày, bạn sẽ loại bỏ sebum - chất dầu tự nhiên của tóc Khi đó, các tuyến bã nhờn ở dưới da đầu sẽ bù đắp bằng cách sản sinh thêm nhiều dầu hơn nữa". Bà Hanjani khuyến nghị mọi người nên gội đầu 2 - 3 lần/tuần. Đối với những người vẫn muốn gội đầu hàng ngày, chuyên gia này khuyên họ nên sử dụng loại dầu gội dịu nhẹ và không nên vò gội tóc quá mạnh hay quá kỹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật