Những quan điểm sai lầm về mì ăn liền mà bạn nên biết
Hãy cùng nghe ông Asahira Keita – nguyên chuyên gia Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Acecook Nhật Bản, với hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất mì ăn liền lý giải những sự thật bất ngờ về món ăn quen thuộc này nhé.
1. Bạn nghĩ: Mì ăn liền chứa chất axit oxalic có thể gây sỏi thận
Thực tế: Theo ông Asahira thì điều này không chính xác. Axit oxalic vốn có sẵn trong nhiều loại rau củ quả (như cải thảo cải bó xôi cà rốt bông cải xanh chuối… ), trong trà cũng chứa một hàm lượng axit oxalic tự nhiên và không gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ như mọi người lo lắng. Và hàm lượng Axit oxalic tự nhiên này trong mì ăn liền cũng rất thấp. Trong công nghiệp, Axit oxalic nhân tạo có thể được dùng để tẩy trắng, nhưng chúng tôi hoàn toàn không bổ sung chất này trong quy trình sản xuất mì ăn liền.
2. Bạn nghĩ: Mì ăn liền chiên bằng dầu tái sử dụng
Thực tế: Chuyên gia Asahira cho biết, trong công đoạn chiên, mỗi vắt mì ăn liền chỉ đi qua dầu chưa đến 2 phút rưỡi và dầu mới sẽ ngay lập tức được bổ sung một cách tự động để đáp ứng cho quy trình sản xuất liên tục. Do đó, dầu chiên mì luôn ở trong tình trạng tươi mới và chỉ số Acid Value luôn được duy trì ở mức thấp, hoàn toàn không có tình trạng sử dụng dầu đã qua chiên nhiều lần.
3. Bạn nghĩ: Mì ăn liền chứa chất béo chuyển hóa (Trans fat) không tốt cho sức khỏe
Thực tế: Theo chuyên gia Asahira, Trans fat có trong một số loại thịt sữa và chế phẩm của sữa. Còn trong công nghiệp, Trans fat sản sinh là do quá trình hydrogen hóa hay xử lý dầu thực vật ở nhiệt độ cao trên 200 độ C.
Ngày nay, nhà sản xuất có thể kiểm soát Trans fat bằng việc sử dụng dầu dạng rắn tách lọc tự nhiên theo cách làm lạnh gián tiếp với nước lạnh, ngoài ra dầu cũng được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước khi chiên nên nhiệt độ được duy trì ổn định từ 140 độ C ~ 160 độ C. Ông cũng khẳng định, các sản phẩm mì ăn liền đến từ các thương hiệu uy tín (như Acecook Việt Nam) có hàm lượng Trans fat chỉ dao động từ 0,01-0,04gr/khẩu phần. Con số này thấp hơn nhiều so với quy định “zero trans” của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là 0,5gr/khẩu phần.
4. Bạn nghĩ: Mì không chiên tốt hơn mì chiên
Thực tế: Ông Asahira cho hay, mì chiên và mì không chiên phân biệt dựa trên sự khác nhau ở quy trình sản xuất. Cả hai loại đều được hấp chín, sau đó đưa qua công đoạn 'làm khô' để giảm độ ẩm trong vắt mì, giúp mì có thể bảo quản 5-6 tháng. Trong khi mì chiên được chiên qua dầu, thì mì không chiên sẽ được sấy bằng nhiệt gió. Chuyên gia này nhận định, do có sự khác biệt ở kỹ thuật sản xuất như trên nên mỗi người có thể chọn mì chiên hay mì không chiên tùy vào sở thích về sợi mì, hương vị và cách chế biến.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:07 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:06 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:00 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:08 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:02 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:09 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:04 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:07 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:03 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:03 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023