ok Những điều cha mẹ nên làm để giúp con chữa chứng tè dầm hiệu quả

Cha mẹ không nên phạt, trêu chọc hay kể chuyện bé tè dầm cho người khác mà nên động viên bé rằng tè dầm là hiện tượng bình thường.

Điều cha mẹ nên làm

- Khẳng định với bé rằng tè dầm là hiện tượng bình thường, không có gì đáng xấu hổ, và bé sẽ vượt qua. Bé sẽ đỡ áp lực hơn nếu biết trong gia đình cũng có người từng tè dầm khi còn nhỏ.

- Giải thích đơn giản về tè dầm cho trẻ. Chẳng hạn, khi ngủ bộ não không nhận được thông điệp con cần phải đi vệ sinh nên không đánh thức con dậy.

Hoặc, con vẫn còn bé quá nên bàng quang chưa đủ lớn để chứa tất cả nước tiểu vào ban đêm. Rồi khi con lớn lên, điều này sẽ chấm dứt thôi.

- Tè dầm hầu hết sẽ chấm dứt khi lớn nhưng tâm hồn non nớt của bé có thể tổn thương nếu bị trêu chọc trong khi chờ tới lúc đó. Nếu tình trạng này khiến trẻ stress 2 phương pháp kể trên có thể giúp trẻ thấy tè dầm không phải một vấn đề gì quá to tát và đỡ rầu rĩ hơn.

- Cho bé uống nhiều nước hơn vào ban ngày và hạn chế hơn vào ban đêm. Nên tránh nước ngọt bởi chứa caffein, khiến lượng nước tiểu tạo ra nhiều hơn và trẻ có nhu cầu nhiều hơn thông thường.

- Nhắc nhở hoặc cho trẻ đi vệ sinh lần cuối trước khi ngủ.

- Một số người đưa trẻ đi vệ sinh 2 hoặc 3 giờ sau khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, giải pháp này không hiệu quả với tất cả bé.

- Tắm cho trẻ vào buổi sáng để trẻ cảm thấy thoải mái và sạch sẽ hơn, tránh mùi hôi có thể khiến các bạn trêu chọc.

- Động viên con nhiều hơn, đặc biệt sau ‘sự cố’ để bé cảm thấy mình vẫn được yêu thương.

- Nếu trẻ đã hơn 7 tuổi, đặt chuông báo thức để trẻ đi vệ sinh buổi tối. Nên đặt đèn ngủ với ánh sáng nhẹ để trẻ đi dễ dàng và an toàn. Cha mẹ có thể để trẻ tự thay ga trải giường và cho đồ vào máy giặt.

Ảnh minh họa - Internet

Ảnh minh họa - Internet

Gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nếu:

- Trẻ tiếp tục tè dầm khi đã tới tuổi đi học.

- Tình trạng đã chấm dứt một thời gian nhưng trở lại, khiến bé tiếp tục tè dầm hơn 1 hoặc 2 lần mỗi đêm.

- Trẻ có biểu hiện quá lo lắng và buồn bã vì tè dầm.

- Bạn lo lắng tè dầm có thể do bệnh lý.

Giúp cha mẹ không phải giặt rửa quá nhiều:

+ Đặt tấm chống nước trên mặt chiếu hoặc đệm.

+ Cho trẻ mặc tã.

Cha mẹ không nên:

- Phạt, la rầy, trêu chọc, kể chuyện trẻ tè dầm cho người khác. Điều này sẽ khiến trẻ stress xấu hổ và lo lắng làm tình trạng trở nên tệ hơn.

- Bắt trẻ vẫn còn nhỏ tự lau dọn sau khi tè dầm. Đây giống như hình phạt cho một hành động mà trẻ không thể kiểm soát. Trẻ vốn đã rất buồn bã khi thức dậy thấy mình tè dầm.

Giúp trẻ thoải mái khi đi chơi cùng bạn bè

Trẻ tè dầm thường rất lo lắng khi nhà trường tổ chức đi cắm trại. Tuy nhiên, bạn nên khuyến khích để trẻ không bỏ lỡ cơ hội được vui chơi như thế.
Liệu pháp hormon (dạng xịt vào mũi) có thể giảm lượng nước tiểu tạo ra vào ban đêm. Bạn cần tới gặp bác sĩ khoảng 2 tuần trước lịch cắm trại để được tư vấn.

Cha mẹ cũng nên trò chuyện riêng với giáo viên của bé. Các thầy cô sẽ giúp giải quyết vấn đề mà không làm bé xấu hổ. Đồng thời, hướng dẫn bé cách xử lý nếu sự cố không mong muốn xảy ra, giúp bé cảm thấy thật thoải mái trước khi đi.

Nếu trẻ ngủ lại nhà người khác, nhờ người lớn tại đây giúp đỡ các bé thực hiện những cách đã nêu. Đảm bảo rằng bé có thể ‘nói nhỏ’ với người lớn nếu lỡ tè dầm và điều đó sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. Hoặc, có thể cho trẻ mặc tã để đề phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật