Trẻ mắc quai bị, coi chừng biến chứng viêm tinh hoàn - Các bạn tham khảo thêm về nó nhé!

Bác sĩ cho biết, biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 7-10 ngày sau khi viêm tuyến nước bọt mang tai.

Ngày 11/4/2017, em Nguyễn Phúc T., 12 tuổi, nhà ở xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang nhập viện vì bìu sưng to.

Mẹ em cho biết T. bị bệnh quai bị được 7 ngày, hai bên quai hàm bớt sưng nhiều lắm, tưởng đâu hết bệnh rồi, bỗng nhiên sáng nay ngủ dậy T. thấy đau tức ở vùng bìu, rồi sưng đỏ lên, khiến trẻ bị sốt trở lại.

Bác sĩ khám thấy bìu bên trái em T. sưng nóng đỏ đau nên chẩn đoán là bệnh quai bịbiến chứng viêm tinh hoàn cấp. Mẹ cháu T. lo lắng hỏi bé có thể bị vô sinh không? Bác sĩ cho biết trưởng hợp chỉ viêm một bên và điều trị sớm thì rất hiếm khi bị vô sinh.

Về chuyên môn, biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 7-10 ngày sau khi viêm tuyến nước bọt mang tai Thường viêm một bên, chỉ có 3-7% là viêm hai bên. Hay gặp ở thiếu niên tuổi dậy thì chiếm khoảng 30%.

Khi xuất hiện viêm tinh hoàn thì nên cho người bệnh mặc quấn lót để nâng tinh hoàn lên cao làm cho tinh hoàn giảm căng và đỡ đau nhức. Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh vận động nhiều, vì khi vận động nhiều như đi xe đạp, chạy bộ… sẽ làm tinh hoàn dễ bị tổn thương thêm, các mạch máu tinh hoàn và ống sinh tinh bị tổn thương nặng và hậu quả dẫn tới teo tinh hoàn (có khoảng 30-40% trường hợp bệnh nhân bị teo tinh hoàn 2-6 tháng sau khi mắc bệnh). Nhưng vô sinh thực sự hiếm thấy ngay cả khi teo tinh hoàn hai bên.

Để tránh bệnh quai bị và biến chứng viêm tinh hoàn, các bậc phụ huynh nên đưa các cháu trai đi chích ngừa quai bị.

Vắcxin được chỉ định cho tiêm chủng phòng bệnh quai bị định kỳ và khẩn cấp. Tiêm chủng được định kỳ tiến hành 2 lần ở các độ tuổi 12 -15 tháng và 6 tuổi ở trẻ chưa có tiền sử mắc quai bị. Khoảng cách giữa mũi tiêm chủng lần đầu và liều nhắc lại không ít hơn 6 tháng.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định vắc xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật