Tự điều trị đau khớp bằng phương pháp truyền miệng có thể tàn phế không?
Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM vừa điều trị thành công cho trường hợp một phụ nữ 58 tuổi, ở quận 5 TP.HCM bị thoái hóa khớp gối.
Người bệnh chia sẻ, do công việc buôn bán tạp hóa nên bà phải đi lại rất nhiều và gây đau mỏi gối nhiều năm nay. Ngoài ra, bà còn bị béo phì lâu năm nên áp lực lên hai khớp gối cũng lớn hơn người bình thường.
Ban đầu, bà chỉ mua các loại thuốc giảm đau các loại cao dán về sử dụng nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần chứ không dứt hẳn.
Cách đây 3 tháng, những cơn đau khớp gối trầm trọng hơn khiến bà không thể đi hoặc đứng lâu, sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng nên bà phải nghỉ công việc buôn bán.
Sau khi đến BV khám, bà được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối và được chỉ định điều trị bằng thuốc kèm theo áp dụng các bài tập vật lý trị liệu Bên cạnh đó, người bệnh cũng được các bác sĩ tư vấn giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối và có một thói quen vận động, sinh hoạt lành mạnh hơn.
Theo BS CKI. Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM thoái hóa khớp gối xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, đặc trưng bởi tình trạng hủy sụn khớp phì đại xương ở đầu xương tạo gai xương xơ xương dưới sụn, thay đổi sinh học và hình thái học của màng hoạt dịch, bao khớp.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.
BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp BV Đại học y dược TP.HCM cho biết: “Hơn 60% người bệnh đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp gặp vấn đề về thoái hóa khớp.
Thế nhưng, có một số ít người, nhất là người bệnh ở vùng nông thôn vẫn tự điều trị bệnh bằng phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, mà không tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị chính xác từ các bác sĩ. Do đó, đã có nhiều trường hợp bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế”.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, nếu bệnh thoái hóa khớp không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, khả năng đáp ứng điều trị thuốc kém hơn so với lúc vừa mới mắc bệnh, dẫn đến việc phục hồi chức năng khớp gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, một số người bệnh còn lo ngại tác dụng phụ của thuốc điều trị cơ xương khớp, nên có tâm lý e ngại trong việc khám, điều trị bệnh.
Đây là quan niệm thật sự cần phải thay đổi vì trước khi kê toa thuốc các bác sĩ đều sẽ cân nhắc kỹ trên từng tình trạng người bệnh, chỉ định lựa chọn thuốc hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thường xuyên theo dõi và chỉnh sửa liều thuốc phù hợp qua từng giai đoạn bệnh.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:00 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:03 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:01 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:09 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:00 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:07 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:07 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:06 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:07 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:04 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023