Cách sắm lễ và bài văn khấn lễ tảo mộ tết thanh minh

Câu hỏi: Cho mình hỏi lễ tảo mộ là gì có ý nghĩa như thế nào? Cách sắm lễ và bài văn khấn lễ tảo mộ tết thanh minh như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa lễ tảo mộ tết Thanh minh

Tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn từ cha ông ta xa xưa phong tục ngày Tết tảo mộ cuối năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống thể hiện lòng biết ơn thành kính với tổ tiên.

Lễ tảo mộ là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt

Lễ tảo mộ là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt

Lễ tảo mộ ngày tết thanh minh âm lịch vì thế mà ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Vào những ngày cận kề cuối năm từ khoảng ngày 23 đến 30 tháng chạp(hoặc 29 tháng chạp nếu là tháng thiếu) mọi gia đình người việt đều tất bật sắm lễ vật đi tảo mộ rước vong linh gia tiên về đón năm mới. 

 

Tục ngữ Việt Nam có câu "cao nấm ấm mồ". Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.

Lễ tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Dọn cỏ sửa sang mộ phần của tổ tiênDọn cỏ sửa sang mộ phần của tổ tiên

Công việc chính của lễ tảo mộ là sửa sang ngôi mộ tổ tiên cho được sạch sẽ. Người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất..

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Cách sắm lễ, văn khấn lễ tảo mộ tết Thanh minh:

Săm lễ tảo mộ

Lễ trong tết Thanh Minh gồm có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng) hoa quả

Sắm lễ tảo mộ Sắm lễ tảo mộ 

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

Văn khấn lễ tảo mộ 

(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)
Kính lạy:
– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả thanh long Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Chúng con (Họ tên vợ, chồng)……………………………………………………
Địa chỉ…………………………………………………………………………………
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:………………………………
(Tên của Ông, bà, cha mẹ...): Tuổi………………………….
Tạ thế ngày…………………………………………………………..
Phần mộ ký táng tại……………………………………………….
Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật