Phụ nữ mang thai nên kiểm soát cân nặng thế nào? Các mẹ bầu hãy tìm hiểu thêm nhé!

Tăng cân quá nhiều khiến bà bầu có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm trong thai kỳ.

Sức khỏe và cân nặng của trẻ khi sinh ra liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ Những phụ nữ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Ngược lại, những phụ nữ tăng cân quá mức khi mang thai phải đối mặt với việc sinh nở khó, thường mất sức nhiều hơn, mất nhiều máu do em bé bị nặng cân và dễ dẫn đến các nguy cơ khác như béo phì cao huyết áp đái tháo đường tim mạch... 

Mức tăng cân của bà mẹ mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ sinh con cân nặng dưới 2.500g (sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng từ 10 - 12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4 - 5kg và 3 tháng cuối tăng 5 - 6kg. 

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2kg hay mỗi tuần tăng trên 1kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal) hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật