Làm thế nào để thay đổi thói quen ăn uống xấu của trẻ?

Nếu bố mẹ muốn trẻ không ăn uống theo sở thích, điều quan trọng nhất là bản thân bố mẹ phải có một thói quen và quan niệm ăn uống tốt, đồng thời tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái, thư giãn cho trẻ.

Thay đổi cách điều chế món

Rất nhiều thực vật bị từ chối đều là do cách chế biến món ăn của gia đình chưa thích hợp.  Bố mẹ hãy học các kỹ thuật chế biến món ăn và cách bài trí cho đẹp mắt, đồng thời để những bộ chén bát có hình ngộ nghĩnh đáng yêu để bữa ăn càng thêm sống động. Chỉ cần mùi vị thức ăn hài hòa, nhai mềm mại, đẹp mắt, trẻ sẽ vui vẻ tiếp nhận và thưởng thức món ăn này.

Cho thực phẩm một vị trí công bằng 

Bố mẹ nên có thái độ ăn uống hợp lý và công bằng, không chọn ăn theo món ưa thích. Tuyệt đối không được nói món gì là cao cấp, món gì bình dân, cũng không nói món nào ngon, món nào không ngon. Nếu món ăn đích thực khó ăn, chỉ có thể nói là cách nấu không hợp lý chứ không nên chê bai bản thân món ăn.

Cho trẻ tham gia vào chế biến món ăn

Nếu cho trẻ hiểu nhiều về món ăn trẻ sẽ có tâm lý tiếp nhận món ăn, cũng có thể giảm bớt các định kiến về món ăn. Ví dụ đưa trẻ đi siêu thị/chợ mua thức ăn với mẹ, giúp người lớn nhặt rau rửa rau hay cho trẻ đi ra vườn rau ở ngoại ô để xem rau được sinh trưởng như thế nào, trẻ lớn một chút còn có thể làm một số món ăn đơn giản, thậm chí để trẻ tự mình tạo ra vườn rau, trồng giá đỗ vv. Những việc này đều trở thành một cách giáo dục về món ăn rất tốt, trẻ cũng sẽ yêu thích những món ăn do mình tham gia hoặc chế biến này.

Bố mẹ cần làm nhiều cách để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Bố mẹ cần làm nhiều cách để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Bình tĩnh cư xử với hành vi ăn theo món của trẻ

Nếu trẻ không ăn một loại thực phẩm nào đó, bố mẹ không cần đe nạt, phê bình quá mức làm cho trẻ có tâm trạng đối kháng, cũng không thể bỏ qua dễ dàng. Bố mẹ nên liên tục để lọaị thực phẩm trẻ ghét này trở thành một món trên bàn ăn, chỉ cần bố mẹ hỏi một câu: Con thấy món ăn này có cái gì không ngon? Sau đó đảm bảo với trẻ lần sau sẽ nấu ngon hơn.

Ngoài ra,  bố mẹ không nên nhắc nhở người khác rằng trẻ không ăn loại thức ăn này hoặc rất thích ăn loại món ăn kia. Nếu bố mẹ và ông bà luôn miệng nói 'trẻ không thích ăn món này', kết quả sẽ là đừng trông mong trẻ chủ động ăn món ăn đó.

Thường xuyên giảng giải mối quan hệ giữa thức ăn và sức khỏe

Trẻ được giáo dục từ nhỏ đã hiểu một đạo lý: ăn uống mạnh khỏe mới có được một người khỏe mạnh, không chú ý ăn uống sẽ khó có một thể hình đẹp và đầu óc thông minh. Bố mẹ hãy gắn kết mục đích mà trẻ chú trọng và thức ăn vào nhau, ví dụ cao lớn, có lực khỏe, xinh đẹp vv, đồng thời lấy ví dụ phù hợp để chứng minh các mối nguy hại khi trẻ chỉ ăn theo món yêu thích, như vậy trẻ sẽ tiếp thu đạo lý này dễ dàng.

Tránh sự can thiệp về cách ăn theo món ưa thích từ người khác

Nếu xung quanh có rất nhiều bạn nhỏ hoặc người lớn chỉ ăn theo món yêu thích, bố mẹ có thể dùng một thái độ không tán thành để nói chuyện về các sự việc đó, đồng thời khẳng định con của mình nhất định không được làm như vậy. Các bạn nhỏ ở nhà khác thích ăn các 'thực phẩm rác', bố mẹ dùng thái độ phê bình để chỉ ra, những thức ăn này giá trị rất thấp, để trẻ ăn các món ăn ấy tức là một biểu hiện của món ăn kém chất lượng ở trong gia đình.

Ngoài ra, bố mẹ nên ca ngợi các nguồn nguyên liệu chế biến món ăn của gia đình mình ngay trước mặt trẻ, tạo ra những món ăn mới, tự mình chế biện món ăn vặt mạnh khỏe cho trẻ, để trả dinh dự với món ăn của gia đình mình chế biến. Mặt khác bố mẹ có thể lấy các ví dụ về thói quen ăn uống của các bạn nhỏ ở gia đình khác và khen ngợi các thói quen tốt của họ để trẻ được từ từ thấm nhuần cách ăn uống mạnh khỏe.

Giúp trẻ phân tích món ăn quảng cáo trên ti vi

Trẻ em có tâm lý theo công chúng mạnh, tính hiếu kỳ cũng mạnh, dễ chịu ảnh hưởng của quảng cáo nhất. Bố mẹ cần cố gắng cho trẻ tránh tiếp xúc với các quảng cáo của thực phẩm rác. Nếu không thể tránh thì phải thường xuyên hướng dẫn cho trẻ biết món ăn quảng cáo không giống với món ăn mạnh khỏe chất lượng mùi vị hấp dẫn của món đó có thể không có lợi cho sức khỏe

Cổ vũ, khen ngợi từng bước tiến bộ của trẻ

Nếu trẻ tiếp thu các món ăn trước đây không ăn hoặc từ bỏ loại món ăn vặt mà trẻ thích, hoặc ăn uống hợp lý trong bữa ăn, bố mẹ có thể khen ngợi cổ vũ tinh thần cho trẻ hoặc dùng các hình thức khác để khen ngợi thói quen ăn uống tốt của trẻ. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy hành vi tốt này có mối liên hệ với sự trưởng thành trí tuệ sau này của mình. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật