Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ sinh thiếu tháng mẹ nên biết

Trẻ sinh non thời gian đầu thường sức khỏe yếu hơn trẻ sinh đủ tháng vì vậy mọi vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ cần hết sức thận trọng, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, hạ đường huyết, sặc sữa... Theo lịch tiêm chủng của Chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ cần tiêm mũi 1 vắc xin viêm gan b trong vòng 24 giờ sau sinh và vắc xin BCG phòng lao càng sớm càng tốt (nhưng không nên để quá 1 tháng).

Theo PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ, đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, tùy theo mức độ non tháng và nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con để quyết định việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B và vắc xin BCG.

Trẻ sinh non thời gian đầu thường sức khỏe yếu hơn trẻ sinh đủ tháng

Trẻ sinh non thời gian đầu thường sức khỏe yếu hơn trẻ sinh đủ tháng

Trường hợp thứ nhất - theo mức độ non tháng, không có nguy cơ lây truyền viêm gan B cao từ mẹ sang con thì thường trì hoãn việc tiêm vắc xin tới lúc trẻ đạt được khoảng 2,5 kg. Nếu trẻ phát triển bình thường thì nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch củaTiêm chủng quốc gia

Cần lưu ý nên đưa trẻ đi tiêm khi thấy bé thật sự khỏe mạnh, sau tiêm nên theo dõi cẩn thận, khi thấy những dấu hiệu khác thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Nếu trường hợp nguy cơ lây truyền viêm gan b cao (mẹ có HBsAg dương tính, HBeAg dương tính) thì cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan b và huyết thanh chống viêm gan B đặc hiệu ngay sau khi đẻ.

Ngoài trẻ sơ sinh non tháng, các chuyên gia cũng cảnh báo một số trường hợp "chống chỉ định" của việc tiêm phòng, đó là những trường hợp sau:

- Trẻ đang sốt hoặc đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi thương hàn sởi ...), trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)...

- Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển tràn dịch màng phổi nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật