Hướng dẫn lựa chọn những món nên ăn khi bị viêm phế quản

Thời tiết thay đổi, có rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải như viêm phổi, sốt, sổ mũi, tiêu chảy… Viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh hay gặp khi thay đổi thời tiết. Một số món ăn sau đây bạn nên cho trẻ ăn, vừa bổ sung dinh dưỡng lại chữa được bệnh.

1. Cháo phổi lợn

Thành phần: Phổi lợn 500 g, gạo tẻ 100 g, Ý dĩ 50 g rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, thêm rượu vang đun chín bảy phần mười, vớt ra, thái miếng, cho vào nồi cùng với gạo đã vo sạch ý dĩ hành, gừng, muối, mì chính, rượu vang. Trước hết đun to lửa cho sôi, rồi hầm nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được. 

Cách dùng: Ăn thay cơm. Thường xuyên ăn sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Công dụng: Bổ tỳ phế giảm ho Chữa viêm phế quản mạn tính

2. Cháo bối mẫu

Thành phần: Bột Bối mẫu 10 g, gạo tẻ 50 g đường phèn vừa đủ.

Chế biến: Lấy gạo và đường phèn nấu cháo. Cháo sôi chưa đặc thì thêm bối mẫu, chuyển đun nhỏ lửa một lát cho sôi 2-3 lần, cháo đặc là được.

Cách dùng: Sáng tối ăn cháo ấm nóng.

Công dụng: Tiêu đờm giảm ho thanh nhiệt tán kết. Chữa viêm phế quản cấp mạn tính, tràn khí phổi.

3. Cháo hành

Thành phần: Hành lá, củ to vừa đủ gạo nếp 60 g gừng tươi 5 lát.

Chế biến: Thái hành dài 3 cm, nấu cháo với gạo nếp gừng.

Cách dùng: Ăn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi

Công dụng: Phát biểu tán hàn, ôn trung thông dương. Dùng chữa cảm mạo phong hàn, ho.

Chú ý: Người ho do táo nhiệt, biểu hư nhiều mồ hôi không được dùng.

4. Cháo hạnh nhân

Thành phần: Hạnh nhân 15 g, gạo trắng 50 g.

Chế biến: Lấy hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền với nước. Lấy dịch lọc nấu cháo với gạo.

Cách dùng: Ăn nóng, lúc sớm, tối.

Công dụng: Giảm ho định suyễn, thông tiện nhuận tràng. Dùng chữa cảm mạo phong hàn, kèm ho khó thở ngực bứt rứt, đại tiện táo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật