Làm thế nào để giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên?

Trên thực tế hiện nay, tuổi vị thành niên (VTN) có khuynh hướng bước vào đời sống tình dục từ khi còn quá trẻ, trước khi hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm sinh lý. Vì vậy, làm thế nào để giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên?

Tâm sinh lý tuổi dậy thì

Với tuổi dậy thì nhân dân ta xưa có câu “Nữ thập tam, nam thập lục” (gái 13, trai 16 tuổi). Nhưng, do ảnh hưởng nhiều yếu tố xã hội, nhìn chung tuổi dậy thì của VTN hiện nay sớm hơn thời trước và các em sống ở thành thị thường dậy thì sớm hơn các em ở nông thôn, miền núi. Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn ấu thơ sang giai đoạn trưởng thành, là giai đoạn có sự thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần Trong giai đoạn này trẻ có nhiều biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý.

Cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ.

Cần giáo dục giới tính sớm cho trẻ.

Với các em gái bộc lộ đầu tiên là ở vú, đồng thời với sự phát triển của đôi vú nở nang là sự phát triển xương chậu xương đùi, các mô mỡ hình thành các đường cong duyên dáng thiếu nữ, buồng trứng bắt đầu hoạt động đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt… Với trẻ trai: “vỡ tiếng”, ria mép xuất hiện tinh hoàn to ra và hoạt động để sinh ra chất nội tiết sinh dục nam và tinh trùng

Với các em gái do tác động của nội tiết tố buồng trứng đến tuổi dậy thì các trẻ gái bắt đầu chú ý đặc biệt đến thân thể, thích soi gương, thích ngắm vuốt làm đẹp thích được bạn trai nhìn ngắm chiều chuộng, thích được mơn trớn vuốt ve, và dần dần sẽ có cảm giác hứng dục. Mặt khác, các em thường muốn được thừa nhận là người đã lớn, muốn thoát ly sự quản lý của bố mẹ, muốn tự khám phá, thích phiêu lưu mạo hiểm, nên rất dễ bị vấp ngã nếu không được hướng dẫn chỉ vẽ đến nơi đến chốn, mà điều đặc biệt đáng ngại là hiện tượng thai nghén do hành động dại dột.

Mặc dù ở lứa tuổi dậy thì đã có bước phát triển mạnh mẽ về thể chất, nhưng vẫn chưa thể coi là đã trưởng thành, vì cơ thể các em còn đang phát triển, vẫn tiếp tục lớn lên và nhận thức, ứng xử trong cuộc sống vẫn chưa hoàn thiện.

Hiểu và chia sẻ

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng  về tâm sinh lý nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy  tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta  không hiểu-không thông cảm - không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi phồng những khả năng của mình. Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến thành công, những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.

Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi này trẻ bắt đầu có những suy nghĩ khác do ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội nên sự đánh giá người khác của các em khá cực đoan- cứng nhắc, những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin tưởng yêu quí, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó và tỏ rõ thái độ ngược lại với những người  mà các em phát hiện ở họ có những lời nói hành động tự các em cho là không đúng không tốt.

Tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng. Người bạn được các em đề cao là người biết chia ngọt sẻ bùi, khi đã tin tưởng trẻ có thể thổ lộ hết nội tâm, bày tỏ tất cả những suy nghĩ thầm kín nhất vì vậy thường xuyên quan tâm đến bạn của con, quan tâm đến những hoạt động chung của trẻ là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi này.

Tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều đột phá quan trọng trong cuộc đời con người, vì vậy các bậc phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, là bạn với con, tôn trọng tính độc lập của con, giáo dục giới tính và tập dần khả năng xử lý tình huống cho con… Nếu làm được những điều này bạn đã giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng nhất ở lứa tuổi vị thành niên và sẽ trưởng thành lành mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật