Tổng hợp 20 điều kiêng kỵ ngày Tết tránh xui xẻo cả năm

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, để có một cái Tết thật sự ấm êm trọn vẹn, bạn cần tránh những điều kiêng kỵ ngày Tết dưới đây nhé!

Ngày Tết luôn chứa đựng những ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn đối người Việt Nam. Theo truyền thống từ xa xưa những ngày đầu năm mới diễn ra như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cả năm đó. Vì vậy có rất nhiều những điều kiêng kỵ được lưu truyền trong dân gian để tránh gặp phải xui xẻo.

Tết là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Từ xa xưa, ngày Tết nguyên đán – ngày bắt đầu cho một năm mới theo cách tính của người Á Đông mang ý nghĩa tâm linh và tinh thần rất lớn, vì vậy trong những ngày này có rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ vì theo quan niệm người xưa có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một năm.

Kiêng kỵ ngày Tết đổ rác quét nhà

Kiêng kỵ ngày Tết đổ rác quét nhà

Kiêng kỵ ngày Tết đổ rác quét nhà

Theo quan niệm từ xưa người Việt kiêng việc quét nhà trong 3 ngày Tết. Tục lệ này xuất phát từ sự tích về cây chổi được nghỉ ngơi 3 ngày Tết sau cả năm bị ông Trời phạt quét dọn cửa nhà. Ngoài ra việc quét tước, đổ rác đầu năm được cho là giống như đuổi Thần tài và sự may mắn, tài lộc của năm mới ra khỏi nhà.

Kiêng kỵ ngày Tết cho người khác nước, lửa

Theo phong thủy thì Lửa và nước là hai yếu tố tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng của cả gia đình. Vì vậy trong dịp Tết – những ngày đầu tiên của năm mới, không nên cho ai hai thứ này vì giống như cho đi lộc của gia đình mình.

Ngày Tết kiêng làm vỡ chén đĩa

Kiêng kỵ làm vỡ chén đĩa

Kiêng kỵ làm vỡ chén đĩa

Như đã nói ở trên, trong ngày Tết mọi người cố gắng không làm những điều kém may vì tin rằng điều đó sẽ “ám” cả năm mới. Chén đĩa được coi là biểu tượng của gia đình vì vậy nếu để rơi vỡ trong những ngày đầu năm có thể khiến mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng, thậm chí “tan vỡ”.

Kiêng nói những lời xui xẻo đầu năm

Người Việt tin rằng những gì diễn ra trong những ngày Tết sẽ tác động đến cả năm. Vì vậy mọi người tránh làm những gì không hay, cũng tránh nói ra những điều xui xẻo hay tranh cãi nhau trong 3 ngày Tết nguyên đán.

Không tùy tiện xông đất ngày mùng 1 Tết

Trong những phong tục ngày Tết thì xông đất được người Việt rất coi trọng. Người xưa quan niệm rằng người đầu tiên bước vào cổng nhà sau đêm giao thừa sẽ mang đến sự may mắn tốt lành hay sự xui xẻo trong cả năm đó tùy vào tuổi và “vía” của người đó.  Vì thế các gia đình cần phải chọn lựa rất kỹ càng người đến xông đất nhà mình, các yếu tố thường được xét đến là có sức khỏe tính tình nhu hòa và đặc biệt là phải ăn nên làm ra.

Sau đêm giao thừa, nếu không được gia chủ chọn lựa và có lời mời, người khác không được tùy tiện đến nhà, nếu không sẽ khiến gia chủ không vui. Đặc biệt những người xung khắc tuổi tuyệt đối không đến xông nhà đầu năm.

Đầu năm kỵ vay mượn

Trong ngày đầu năm, người Việt tin rằng không nên đi vay mượn tiền vì đồng nghĩa với việc cả năm túng thiếu.

Khi gia đình vừa có tang hoặc gặp chuyện xui xẻo kiêng đi xông đất nhà người khác

Những người mà gia đình vừa có tang hoặc vừa gặp xui xẻo hoạn nạn thì không nên đi xông đất cho nhà người khác. Đây là một điều kiêng kỵ ngày Tết vì mọi người cho rằng người đó sẽ mang sự kém may đến cho gia chủ.

Kỵ mai táng trong ngày Tết

Tết nguyên đán là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm, thời điểm để mọi ngia đình sum họp vui vẻ vì vậy ngày Tết cũng kiêng kỵ những việc đau buồn xui xẻo như việc mai táng. Nếu nhà nào có người qua đời thì sẽ phải cất khăn tang trong 3 ngày Tết. Những ngày này, hàng xóm sẽ đến thăm hỏi nhà có chuyện buồn.

Tránh ăn tôm

Điều kiêng kỵ ngày Tết này thường thấy ở các tỉnh miền Trung. Đặc điểm của tôm là đi lùi nên mọi người không ăn vào dịp đầu năm mới vì không muốn mọi chuyện trong năm đều đi xuống, “giật lùi” như tôm.

Kiêng kỵ ngày Tết mặc đồ màu trắng, đen

Màu trắng và đen là hai màu thường dùng trong ngày tang lễ, biểu tượng cho điềm xui xẻo nhất nên cần kiêng kỵ mặc quần áo hai màu này vào dịp Tết nguyên đán. Tốt nhất nên chọn quần áo màu đỏ để may mắn cả năm.

Kiêng để cối xay gạo trống vào ngày đầu năm

Đây là kiêng kỵ ngày Tết hiện không còn phổ biến nữa, nhưng ở một số vùng Nam Bộ có quan niệm nếu để cối xay đầu năm trống rỗng thì khiến cả năm mùa màng thất bát, không có “của ăn của để”.

Kiêng xuất hành mùng 5

Kiêng xuất hành mùng 5

Kiêng xuất hành mùng 5

Người xưa có câu “Mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi còn lỗ huống hồ đi buôn” để nói về ngày kiêng xuất hành trong tháng, và điều này lại càng quan trọng hơn vào dịp Tết, trong đó có ngày mùng 5, đây là ngày nguyệt kỵ, nếu xuất hành sẽ gặp những điều xui xẻo.

Bà bầu kiêng đi chúc Tết

Theo quan niệm của người xưa bà bầu nếu trực tiếp đi chúc Tết năm mới thì sẽ đem lại điều xui xẻo, hơn nữa đứa bé trong bụng sau khi ra đời cũng sẽ bị kém duyên. Tuy nhiên ngày nay điều kiêng kỵ ngày Tết này không còn được nhiều người tin theo, những phụ nữ có bầu vẫn đi chúc Tết bình thường.

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Đây là quan niệm kiêng kỵ ngày Tết phổ biến trước đây, khi nhà cửa không chia tách phòng riêng, khách khi bước vào nhà để chúc Tết có thể dễ dàng bắt gặp người nằm trên giường ngủ ngay gần gian tiếp khách. Tuy nhiên không nên chúc Tết người đang nằm ngủ vì lời chúc đó có thể trở thành lời trù ẻo họ phải nằm trên giường bệnh (tư thế ngủ cũng là tư thế bệnh).

Nếu không thể đợi người ta ngủ dậy để tặng những lời chúc tốt đẹp thì khách nên chờ dịp khác, chứ đừng đánh thức họ, bởi ngày Tết không nên đánh thức bất cứ ai để tránh bị thúc giục cả năm.

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết

Người Việt có câu ca: “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết Thầy” cũng là từ quan niệm rằng con gái, con rể thường về nhà ngoại vào ngày mùng 2 Tết. Các ngày mùng 1, 4, 5 kiêng về nhà ngoại vì ngày mùng 1 là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết mỗi người phải thể hiện lễ hiếu với tổ tiên và bố mẹ họ nội. Còn về nhà ngoại thì chỉ về mùng 2 hoặc mùng 3 thì mới đem lại may mắn.

Kiêng ‘yêu’ dịp Tết vì sợ xui xẻo

Thời khắc chuyển giao giữa hai năm là lúc khiến cơ thể như lấy lại tinh khí và thắm nồng tình cảm vợ chồng. Nhưng tục xưa lại kiêng “yêu” ngày Tết, vì sợ nếu có thai thì con cái sinh ra sẽ ốm yếu sức khỏe hai người cũng bị ảnh hưởng. Có quan niệm cổ còn cho rằng “yêu” những ngày Tết sẽ gặp vận đen, thậm chí là đại hạn.

Ngày nay quan niệm này đã bớt nặng nề hơn, nhưng một số cặp vợ chồng vẫn kiêng “chuyện ấy” ngày Tết.

Kiêng kỵ ngày Tết ăn một số món

Khi nói đến những điều kiêng kỵ ngày Tết, chúng ta không thể không kể đến vấn đề ăn uống Cũng giống như những ngày mùng 1 hàng tháng, vào dịp Tết người Việt kiêng ăn thịt chó, vịt, cá mè, chuối…vì cho rằng sẽ xúi quẩy cả năm.

Nhiều nơi ở miền bắc thường có tục cầu may mắn bằng cách ăn cá chép dịp Tết (theo truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng) nhưng không ăn phần đuôi, hàm ý may mắn có thừa, tích lũy được của cải.

Ngoài ra nhiều vùng kiêng ăn mực trứng vịt lộn để tránh xui xẻo..

Không treo những bức tranh xui xẻo

Trong dịp Tết mọi người kiêng kỵ treo những bức tranh không may mắn như “đánh ghen” hay cảnh kiện tụng trong nhà. Tốt nhất nên chỉ nên treo tranh phong thủy tranh cá chép, tranh ngựa, tranh đứa bé…

Kiêng xõa tóc

Nhiều vùng có tục kiêng việc để xõa tóc ngày Tết. Người phụ nữ để tóc xõa rũ rưỡi giống như hình ảnh bóng ma của cõi âm. Vì thế tốt nhất ngày tết người tóc dào phải buộc tết tóc gọn gàng.

Những điều kiêng kỵ ngày Tết khác

Bên cạnh những điều kiêng kỵ thường gặp nói trên, trong dân gian còn lưu truyền nhiều điều cấm khác trong ngày Tết như:

- Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2 vì sợ mạo phạm đến thủy thần có thể khiến xui xẻo.

- Kiêng mở tủ vào mùng 1 vì sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm.

- Tránh trượt ngã đầu năm nếu không sẽ bị xui xẻo và gặp trục trặc trong công việc.

- Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa dịp Tết có thể khiến cản trở vượng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà.

- Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác vào dịp Tết để tránh xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.

- Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết để tránh bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho gia chủ.

Trên đây là những điều kiêng kỵ ngày Tết phổ biến nhất. Những điều kiêng kỵ được truyền lại từ xa xưa cũng chính điều tạo nên những nét đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Có những điều chúng ta nên giữ gìn nhưng những quan niệm thể hiện sự mê tín, không có căn cứ khoa học tốt nhất nên được xóa bỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật