5 lỗi bảo quản thực phẩm khiến con nhiễm bệnh, chậm lớn

Ăn dặm

Bé "ăn hoài không lớn" hoặc hay bị ngộ độc nhiễm khuẩn có thể là do mẹ mắc phải một số sai lầm trong cách bảo quản, giữ gìn vệ sinh thực phẩm

Cho rau quả ướt vào tủ lạnh

Nhiều mẹ có thói quen rửa rau quả và bảo quản chúng trong tủ lạnh mà quên mất công đoạn làm khô. Cần nhớ rằng rau quả nên được để ráo nước, tránh lưu giữ độ ẩm, dễ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở và không để được tươi lâu trong tủ lạnh. Nên để các loại rau khác nhau trong những túi khác nhau vì thời gian để được tươi của mỗi loại là khác nhau. Để chồng chéo các loại rau vào với nhau dễ làm nhiễm khuẩn từ rau này sang rau khác.

Sai lầm với món ướp

Đồ ăn ướp mắm muối rồi nên để trong hộp chứa thủy tinh hoặc nhựa cao cấp, tránh để hộp kim loại vì nước ướp chứa muối mặn hoặc nhiều chất khác có thể phản ứng hóa học với kim loại.

“Nhiễm khuẩn chéo” có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn Điều này xảy ra khi một món nước, bột để ướp thịt, cá (nước mắm, xì dầu, bột canh,...) được  dùng để ướp thịt, cá sống rồi sau đó lại dùng để nêm nếm vào đồ ăn chín.

Chất tủ lạnh quá đầy

Không khí lạnh cần có không gian để lưu chuyển quanh thực phẩm đảm bảo cho thực phẩm ở độ lạnh cần thiết. Vì thế, mẹ tránh “tham lam” chất quá nhiều đồ trong tủ lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ đủ lạnh và bị hư hỏng.

Không rửa thực phẩm đúng cách

Trước khi rửa thực phẩm đừng quên rửa đôi bàn tay trong vòng 20 giây với xà phòng và nước.

Cách rửa rau quả tốt nhất là rửa chúng dưới vòi nước đang chảy rồi ngâm vào chậu nước (nước lọc là tốt nhất) với nửa hoặc 1 bát dấm gạo trong 30 phút là có thể diệt được vi khuẩn gây tiêu chảy như E.Coli.

Sau khi rửa rau củ quả cần để trong rổ có lỗ cho ráo nước, tránh đọng nước làm vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào hơn.

Không bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh kịp thời

Với thực phẩm vừa mới mua về, đặt những đồ mà lúc mẹ mụa đã được để ở quầy lạnh của siêu thị/cửa hàng vào ngay tủ lạnh càng nhanh càng tốt. Không bao giờ để thịt sống, thịt gia cầm, hải sản trứng hay những thực phẩm nào cần để tủ lạnh ở nhiệt độ phòng nhiều hơn 2 tiếng đồng hồ. Nếu hôm đó trời nóng, nhiệt độ ngoài trời tầm 32 độ C trở lên thì thời gian giới hạn chỉ còn 1 tiếng đồng hồ.

Thức ăn thừa cũng chỉ nên để tối đa bên ngoài trong 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải cho tủ lạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật