BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Những quy trình điều trị rối loạn trầm cảm

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo, khoảng 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm.

Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo, khoảng 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo, khoảng 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%.Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Mỗi người bệnh trầm cảm sẽ phù hợp với một phương thức điều trị khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Về quy trình điều trị rối loạn trầm cảm, BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Viện Pháp y Quốc gia cho biết:

'Người bệnh cần uống thuốc chống trầm cảm từ 6 - 9 tháng liên tục. Mỗi tháng phải tái khám 1 lần để bác sĩ khám và điều chỉnh, bổ sung thuốc cho phù hợp.

Nếu bệnh thuyên giảm và dần ổn định, bác sĩ sẽ giảm liều, chấm dứt quá trình điều trị.

Nếu điều trị đúng và tích cực, khoảng 80% số bệnh nhân rối loạn trầm cảm sẽ khỏi bệnh sau 9 tháng'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật