Phòng bệnh dại cho trẻ nhỏ: Cha mẹ không được chủ quan

Tùy theo vào vị trí cắn và tình trạng bệnh của con vật để đưa trẻ đi tiêm phòng dại, hạn chế nguy cơ tử vong.

Trẻ không tiêm phòng dại có nguy cơ tử vong cao

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại vi-rút, lây truyền từ các động vật có máu nóng như chó, mèo sang người thông qua những vết cắn, cào, chầy xước bệnh dại khi phát bệnh, tỷ lệ tử vong là 100%.

Bệnh dại xuất hiện chủ yếu tại nhiều nước châu Á. Cứ 15 phút trôi qua lại có 1 người châu Á tử vong vì bệnh dại, 40% số này là trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc và chơi đùa với thú cưng nên dễ bị chó, mèo tấn công, là điều kiện để bệnh dại xâm nhập và đe dọa đến tính mạng.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều từ bệnh dại trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ cao. Nhiều gia đình chủ quan, không nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng dại cho chó, mèo trong nhà cũng như để trẻ nhỏ chơi đùa với vật nuôi, không đưa đi tiêm phòng dại, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Vừa qua, tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, một cháu bé 10 tuổi đã tử vong do bị chó hàng xóm cắn và gia đình không đưa bé đi tiêm phòng dại. Cháu có biểu hiện sốt cao, cắn, cào cấu mọi người xung quanh và bác sĩ kết luận bệnh của cháu không thể cứu chữa.

Cách tiêm phòng dại cho trẻ hiệu quả

Để tránh gặp phải trường hợp đau lòng kể trên, tùy từng tình huống cụ thể, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đi tiêm phòng dại một cách đúng đắn và hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng cho trẻ nhỏ.

- Trường hợp trẻ bị chó, mèo đã được tiêm phòng dại cắn: Nếu chó mèo cắn vào các vị trí nguy hiểm như vùng mặt, bộ phận sinh dục… thì cần chích ngừa ngay. Bởi lẽ, đây là những vị trí vi-rút dại dễ tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây tỷ lệ tử vong cao.

Nếu trẻ bị cắn ở vùng tay, chân thì cần theo dõi con vật trong 10 ngày, nếu nó bị chết thì cần chích ngừa ngay. Nếu vật nuôi vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể không cần tiêm phòng dại.

- Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị chó cắn: Nếu chó cắn vào vùng mặt, đầu, cổ, gần với hệ thần kinh trung ương thì cần đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Kết hợp với quan sát, nếu con vật chết trong vòng 10 ngày thì cần tiếp tục tiêm vắc-xin cho đến hết liều điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Nếu con vật vẫn sống sau 10 ngày thì chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành điều trị trước phơi nhiễm, chủ động tạo miễn dịch cho trẻ phòng bệnh dại sau này hoặc ngừng tiêm.

- Trường hợp không có khả năng theo dõi con vật cắn: Bạn cần đưa trẻ đi tiêm phòng ngay tại cơ sở y tế gần nhất và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi trẻ bị chó, mèo cắn, vết thương cần được rửa ngay bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút. Có thể rửa bằng cồn 70% hoặc cồn iốt. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm phòng hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tránh việc kiêng khem không đúng mức và thực hiện theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật