Thai nhi đạp bụng mẹ là dấu hiệu nhận biết điều gì?

Thai nhi đạp bụng mẹ luôn mang đến một cảm giác rất đặc biệt. Không chỉ vậy, 5 điều dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ về những cú đạp của thai nhi

Không phải chỉ là cú đạp

Từ khoảng tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được cử động của thai nhi trong bụng, thường gọi trẻ đạp.

Nhưng thực tế, nó không hẳn chỉ là cú đạp. Nó có thể là sự chuyển động cơ hoành các động tác duỗi chân tay của bé, một cú nhào lộn hoặc một động tác chuyển từ bên này qua bên kia.

Không phải tất cả các chuyển động của bé mẹ đều cảm nhận được. Trong khoảng thời gian đầu, mẹ sẽ chỉ cảm thấy một chút rung hoặc nôn nao trong bụng mà thôi.

Những cú đạp của thai nhỉ có thể là nhiều chuyển động khác nhau

Những cú đạp của thai nhỉ có thể là nhiều chuyển động khác nhau

Bé hay đá sau bữa ăn

Một em bé khỏe mạnh phát triển bình thường có thể đá từ 15 đến 20 lần trong một ngày. Thông thường bé sẽ đá nhiều hơn sau bữa ăn hoặc khi nghe thấy những âm thanh lớn.

Bé bắt đầu đạp sau 9 tuần

Thông thường, mẹ sẽ bắt cảm nhận được những cú đạp của trẻ sau 18 đến 19 tuần. Trên thực tế, trẻ đã bắt đầu có những cử động sau tuần thứ 9, nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được. Điều này chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm mà thôi.

Thai nhi đã bắt đầu đạp bụng mẹ sau 9 tuần

Thai nhi đã bắt đầu đạp bụng mẹ sau 9 tuần

Số lần đá giảm đi có thể báo hiệu điều gì đó

Nếu thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường, trung bình có thể đá khoảng 15 đến 20 lần trong một ngày.

Vậy nên, nếu bạn đột nhiên cảm thấy số lần đá của em bé giảm đi, thì có thể thai nhi đang gặp vấn đề nào đó như không nhận được đủ dinh dưỡng và oxy.

Lúc này bạn nên đi khám thai, siêu âm và kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Cử động thai giảm không phải luôn luôn là tín hiệu rắc rối

Mặc dù việc thai nhi giảm số lần đạp một cách bất thường có thể cảnh báo những nguy cơ. Nhưng từ tuần thứ 36, em bé có thể đạp ít hơn, bởi không gian trong tử cung đã chật hẹp hơn và khó có thể cử động nhiều.

Ngoài ra, đôi khi em bé cũng nghỉ ngơi trong khoảng 40 -50 phút. Chỉ trong trường hợp hơn 1 giờ mà trẻ không hề đạp thì bạn nên đi kiểm tra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật