Vạch mặt 4 nguyên nhân khiến bạn không đủ sữa cho con

Rất nhiều bà mẹ không có hoặc không đủ sữa cho con bú, với những lý do rất đơn giản nhưng khắc phục hậu quả lại vô vàn khó khăn.

Có rất nhiều lý do mà bạn không thể ngờ tới lại khiến bạn bị mất sữa hoặc sữa không đủ cho con, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Stress sau sinh

Trong quá trình mang thaisinh nở người phụ nữ thường mất rất nhiều sức lực. Nhất là giai đoạn sau sinh mọi hoạt động mẹ luôn gắn chặt với bé từ ăn, ngủ, thay tã lót, tắm giặt…

Rất nhiều người lần đầu làm mẹ lại không nghỉ ngơi mà còn tranh thủ ngắm bé khi bé ngủ. Điều này xảy ra thường xuyên khiến cơ thể rơi vào tình trạng mỏi kéo dài khiến sữa không đủ cho bé.

Trong thực tế, việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc vào việc tuyến yên tiết ra prolactin. Hơn nữa, nếu việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.

Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh ngủ ít nhất là khoảng 18 tiếng mỗi ngày vậy nên các mẹ hãy tranh thủ thời gian này để phục hồi sức khỏe

Hạn chế cho con bú

Rất nhiều chị em hạn chế cho con bú vì sợ nếu trẻ bú nhiều thì ngực sẽ bị chảy xệ. Vậy nên không ít người cho con bú thêm sữa ngoài khiến cho sau một thời gian trẻ sẽ chán sữa mẹ và thích bú bình Theo thời gian sữa mẹ sẽ tiết ít dần và mất phản xạ tiết sữa, vậy nên các chuyên gia khuyên bạn càng cho con bú nhiều thì phản xạ tiết sữa không mất đi và sữa tiết ra càng nhiều.

Tư thế cho con bú không đúng

Việc cho con bú với tư thế không chính xác có thể khiến bé không hút được sữa và làm đau mẹ trong khi ăn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả: một là tuyến vú ít khi nhận được kích thích nên không có phản xạ tiết sữa thường xuyên; hai là khi bị đau vú khi cho con bú, người mẹ thường sản sinh tâm lý khó chịu và rất “ngại” cho con “ngậm ti”.

Không massage ngực

Thông thường, trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ sau khi sinh, sữa mẹ sẽ “về” nhiều và ồ ạt khiến tuyến vú không xử lý kịp thời, các “ống dẫn sữa” bị tắc nghẽn và huyết dịch tăng lên cản trở sự lưu thông của tuyến sữa. Đi kèm với đó là tình trạng sưng đầu vú, ngực đau tức, thậm chí còn có thể bị sốt. Đây là chính là hiện tượng tức sữa thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con

Nếu không xử lý đúng cách và xoa bóp nhẹ nhàng kịp thời, bà mẹ có thể bị viêm tuyến vú và không thể cho con bú.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật