Hướng dẫn bạn cách sơ cứu, đề phòng ngộ độc hóa chất diệt côn trùng

Khi thuốc trừ sâu vào mắt, cần rửa ngay bằng lượng nước lớn trong thời gian 5 phút để hóa chất trôi ra ngoài.

Khi phun hóa chất diệt côn trùng như gián, bọ chét, ve và các loại côn trùng khác nhưng không dùng các trang bị phòng hộ người phun có thể ngộ độc. Dưới đây là các biện pháp cứu chữa khẩn cấp người nhiễm độc loại hóa chất này.

Biểu hiện ngộ độc

- Người bệnh có dấu hiệu chung là rất yếu và rất khó chịu ho nhiều, tức ngực khó thởthở khò khè

- Da bị kích thích, cảm giác bỏng rát, toát mồ hôi nhiều sạm da

- Mắt ngứa và cũng có cảm giác bỏng rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, co hoặc giãn đồng tử

- Có cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều nôn mửa đau bụngtiêu chảy Nhức đầu chóng mặt co giật choáng váng nói líu lưỡi, không có ý thức.

Khi phun thuốc trừ sâu không mặc bảo hộ rất dễ bị ngộ độc

Xử trí

- Hóa chất trừ sâu vào mắt: Cần rửa ngay bằng lượng nước lớn trong thời gian 5 phút. Để bệnh nhân nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái banh mắt nạn nhân, tay kia cầm ca nước dội nhiều lần vào mắt cho trôi hóa chất.

- Bệnh nhân nhiễm độc da: Cởi ngay quần áo nhiễm độc trên người bệnh nhân và chuyển bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc. Tắm cho bệnh nhân bằng cách dội nước và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu không có nước, lau da bằng quần áo và giấy để làm sạch hóa chất.

- Nếu nhận thấy bệnh nhân bị ngộ độc không phải do đường uống thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng:

+ Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa cổ, một tay giữ sau gáy, tay khác đặt lên trán và dùng ngón cái, ngón trỏ giữ mũi không cho không khí ra. Dùng miệng mình thổi vào miệng bệnh nhân.

+ Thổi mạnh để làm phồng phổi. Nếu bệnh nhân phục hồi được hô hấp thì ngực phập phồng, khi đó không cần thổi và để bệnh nhân thở ra. Sau đó, thổi mạnh lần nữa... và cứ như thế 10-12 lần/phút, mỗi lần trong vòng 5 giây...

Đề phòng ngộ độc

Đọc cẩn thận và thực hiện theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn mác của hoá chất trước khi sử dụng.

- Không bao giờ trộn lẫn các hoá chất với nhau. Việc trộn không đúng các hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc phát sinh các khí độc.

- Khi sử dụng các hoá chất trong gia đình hãy bật quạt và mở rộng cửa sổ.

- Khi phun các hoá chất hãy đảm bảo cho vòi phun không hướng về mặt người phun hoặc về phía người khác. Ngoài ra, người phun phải phun giật lùi, cách khoảng 0,5 - 1m để tránh các hạt thuốc diệt côn trùng bay vào mắt.

- Luôn mặc đầy đủ các đồ phòng hộ thích hợp như khẩu trang than hoạt tính quần ống dài, áo dài tay, đi găng tay, tất, ủng.. khi phun các hoá chất.

- Tránh xa các khu vực vừa mới được phun hoá chất.

- Không bao giờ được ngửi thử các vật dụng chứa đựng hoá chất để đoán xem chất gì bên trong.

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu trên cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để điều trị đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật