ok;Nguy cơ ngộ độc thực phẩm rình rập mọi nơi đe dọa sức khỏe con người

Tổng cục Thống kê công bố, trong năm 2008, cả nước đã có gần 8.000 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, tăng 18% so với năm 2007, trong đó có 56 người tử vong. Đáng chú ý là tại TP.HCM, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 21,1% (so với năm 2007), trong đó, số vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể, điểm ăn uống tập thể, trường học tăng 250%. Ngộ độc trẻ em thường để lại hậu quả lâu dài hơn và có khi ảnh hưởng nặng nề đến suốt cả cuộc đời của trẻ. Nhưng hiện nay nhận thức của cộng đồng trong vấn đề ngộ độc trẻ em vẫn bị coi nhẹ, nguy cơ ngộ độc đối với trẻ em có mặt ở mọi nơi...

Vào trường,ra...bệnh viện

Bác sĩ Võ Quốc Bảo, Trưởng khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: TP.HCM mỗi năm có từ 300 đến 400 ca ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, 53% số bệnh nhi bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu, trong đó 96% trẻ ngộ độc do các thức ăn thông thường như phở bún, kem.

Cùng một liều lượng của yếu tố gây độc, trẻ thường bị nặng hơn người lớn do kháng thể của trẻ yếu hơn nên hậu quả của ngộ độc thường rất nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc trẻ em như ngộ độc thực phẩm ngộ độc do thuốc ngộ độc hóa chất Nguy cơ đứng đầu gây ngộ độc trẻ em tại cộng đồng là ngộ độc thực phẩm (do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, do sử dụng phẩm màu, hoặc hoá chất trong quá trình sản xuất, chế biến hay bảo quản thực phẩm), sau đó là ngộ độc do hoá chất (do trẻ vô tình uống hoá chất, do sử dụng các sản phẩm hoá chất không rõ nguồn gốc hoặc do tự tử), tiếp theo là ngộ độc thuốc và sinh phẩm (do trẻ uống nhầm thuốc, uống thuốc quá liều hay do uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ).

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm do đề kháng cơ thể yếu

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm do đề kháng cơ thể yếu

Oái oăm thay, tiếng chuông cảnh báo về sự nguy hiểm lại đến từ các bếp ăn tập thể của học sinh. Vụ việc khiến 470 học sinh Trường tiểu học Phước Bình - quận 9 nhập viện vào ngày 22/12/2008 cho thấy nguy cơ và mức độ ảnh hưởng của những vụ ngộ độc tập thể là rất cao. Sau bữa trưa hôm đó, các học sinh được phục vụ sữa và bánh bông lan. Bánh bông lan do cơ sở Thành Phú (437 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, quận 9) sản xuất. Cơ sở này đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm do UBND Quận 9 cấp. Còn sữa tiệt trùng hiệu Z’dozi do Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP (Chương Mỹ, Hà Tây) sản xuất. Nhưng sau đó có tới 470 em được đưa đến các bệnh viện để cấp cứu vì đồng loạt xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. Nguyên do đã được xác định xuất phát từ món bánh bông lan. May mắn, trong số 470 ca ngộ độc không có ca nào tử vong

Những kiểu nhầm chết người

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Dụ (Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc trẻ em trong gia đình xảy ra hầu hết là do lỗi của cha mẹ hoặc người trông trẻ. Những hành vi, thói quen thiếu cẩn trọng của người lớn vô tình dẫn đến ngộ độc trẻ em và hậu quả, di chứng của ngộ độc cho trẻ là rất nặng nề.

Đầu năm 2008, thấy cháu ho sổ mũi thay vì lấy gói thuốc trị cảm nghiền sẵn cho đứa cháu 2 tuổi uống, tuổi già mắt kém, bà ngoại cháu N.V.T (Đồng Nai) lại lấy nhầm gói thuốc súng của mẹ cháu dùng để thoa ghẻ để gần đó. 2 giờ đồng hồ sau, thấy cháu tím môi, tay, chân bà hốt hoảng đưa cháu đến bệnh viện địa phương nhưng do bệnh viện này không có thuốc điều trị nên chuyển thẳng đến BV Nhi Đồng 1. Các bác sĩ đã phải rất vất vả mới giữ được mạng sống của bé.

Việc chủ quan trong bảo quản hoá chất của cha mẹ là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em “sống dở chết dở”. Trước Tết Kỷ Sửu, bé gái H.T.A mới 14 tháng tuổi (Bến Tre) đã được đưa đến BV Nhi đồng 1 cấp cứu vì uống phải dung dịch aceton mà mẹ cháu dùng để rửa móng tay cho khách. Nguyên do mẹ cháu đã dùng chai trà xanh để chứa aceton rửa móng cho khách, bé nhầm với nước ngọt

Tự ý pha chế, áp dụng chế độ thuốc của người lớn cho trẻ cũng là hại trẻ. Thống kê riêng tại BV Bạch Mai, tỷ lệ ngộ độc paracetamol đứng thứ 2 (chiếm 12,2%) sau ngộ độc thực phẩm Tại các khoa khám của BV Nhi TW, Xanh Pôn, Bạch Mai, số trẻ mắc tiêu chảy đến khám cũng khá đông. Một trong những nguyên nhân số trẻ tiêu chảy tăng chính là do bố mẹ tự ý cho trẻ uống thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ. Các bác sĩ nhi khuyến cáo: không nên tự cho trẻ uống thuốc kể cả dung dịch oresol Vì pha thuốc không đúng tỷ lệ mà chỉ áng chừng rất dễ tổn thương tế bào gây phù não thậm chí tử vong... Đối với thuốc paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốtchữa cảm cúm cho trẻ, các bác sĩ cũng khuyến cáo nếu dùng quá liều cho trẻ rất dễ gây ngộ độc hoại tử tế bào gan

Xử trí ban đầu

Các bác sĩ cho rằng việc xử trí ban đầu khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm khá quan trọng. Người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc trong thức ăn đào thải ra ngoài bằng cách kích thích để bé nôn thức ăn ra. Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý thật khéo, tránh làm xây xước họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Khi nôn, trẻ có thể bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như nước cháo, súp, cơm nhão... để phục hồi men tiêu hóa tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy Nếu tình trạng không cải thiện và có dấu hiệu bất thường, phải đưa trẻ nhập viện để được điều trị.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật