80% mẹ bầu sinh thường nhưng đây là những điều bác sĩ không nói cho bạn biết
Sợi dây gắn kết tình mẫu tử
Trải qua nhiều cơn đau tưởng như “chết đi sống lại” là những điều mẹ sinh thường sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình “vượt cạn” gian khó ấy mỗi bà mẹ sẽ cảm thấy tự hào về chính mình, nhìn ra được nhiều ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Bản thân người mẹ thấy biết ơn cha mẹ mình sâu sắc và hình thành sợi dây gắn bó mật thiết với đứa con mới sinh của mình. Đa số các bà mẹ đã sinh thường lần 1 thường lựa chọn tiếp tục sinh thường ở các lần sinh tiếp theo.
Mẹ bầu vẫn sinh con dù ối không vỡ
Trên khắp thế giới vẫn có những trường hợp mẹ sinh con còn nằm nguyên trong bọc ối. Đây là ca sinh nở đặc biệt hiếm gặp. Các em bé này vẫn chào đời thuận lợi và lớn lên hoàn toàn bình thường.
Bạn mới là người nắm quyền chủ động trong ca sinh nở chứ không phải bác sĩ
Khi sinh thường, mẹ sẽ hoàn toàn tỉnh táo. Nếu muốn bạn có thể hoàn toàn chủ động trong quá trình chuyển dạ mà hạn chế việc sử dụng các máy móc thuốc men can thiệp. Thuận theo tự nhiên, bạn sẽ tự biết cách chọn cho mình một tư thế thoái mái nhất để sinh con. Đây là ca sinh nở của bạn, bạn sinh ra đứa con của mình và bạn có quyền đưa ra những quyết định tốt nhất cho hai mẹ con.
Cuộc vượt cạn có thể dễ dàng hơn những gì bạn tưởng tượng
Rặn đẻ không đau bằng co thắt chuyển dạ
Những cơn co thắt tử cung mới thực sự “đáng sợ” chứ không phải là khi rặn sinh như nhiều mẹ lầm tưởng. Ban đầu bạn sẽ thấy đau bụng như khi đến kì kinh nguyệt sau đó cơn đau tăng lên nhanh chóng ở phần bụng dưới, cơn đau xuất hiện từng cơn với cảm giác như vặn xé cơ thể bạn.
Sinh thường có thể đẻ không đau
Đây chắc chắn là một trong những điều mẹ không ngờ về sinh thường, vì lâu này chị em luôn ám ảnh bởi cơn đau chuyển dạ
Hiện nay, sản khoa hiện đại đã áp dụng nhiều phương pháp giúp giảm bớt đau đớn cho người phụ nữ trong các ca sinh thường bằng cách dùng thuốc giảm đau sinh con dưới nước, mát-xa bầu trước sinh gây tê ngoài màng cứng...
Quá trình sinh có thể dễ đến nỗi bạn bất ngờ
Trong thời gian mang thai bạn đã từng lo lắng không biết mình phải đối mặt với chuyện đau đẻ như thế nào, làm thế nào bạn có sức thật nhiều để rặn em bé, bạn không chắc mình sẽ hít thở cách như những gì bạn đã được học ở lớp học tiền sản… Những không ít chị em phải ngạc nhiên vì ca sinh thường của mình diễn ra quá nhanh chóng, dễ dàng. Nó như một điều kì diệu khi khoảng thời gian từ lúc cơn đau đẻ xuất hiện đến khi gặp bé yêu, bạn chỉ mất 1-2 giờ đồng hồ. Do vậy, đừng quá lo lắng và hãy để mọi thứ đến thật tự nhiên.
Có nhiều biện pháp giúp ca sinh thường diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thay vì bạn phải đối mặt với cơn đau "khủng khiếp"
Em bé không xinh đẹp như bạn nghĩ
Một em bé hồng hào, trắng trẻo, da dẻ căng phồng cùng nụ cười thiên thần là những gì bạn tưởng tượng về đứa con mình sắp sinh ra. Nhưng em bé mới sinh của bạn thì hoàn toàn không giống vậy. Bé trông bé tí hon, người nhớp nháp, da hơi tái xanh hoặc đỏ hỏn, đầu bé không được tròn lắm thậm chí là hơi méo… Mẹ đã thầm nghĩ “Đây thực sự là con tôi ư- sao nó xấu thế này” nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi trong 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng tiếp theo. Bé yêu của bạn sẽ trở nên có da thịt đẹp đẽ như những gì bạn tưởng tượng khi bé được mẹ chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương và dòng sữa mẹ ngọt ngào.
Những chuyện tế nhị trong cuộc vượt cạn
Các mẹ thường tập trung tìm hiểu, theo dõi các kiến thức về sức khỏe trong khi sinh nở nhưng thực tế có những điều mẹ không ngờ về sinh thường khiến chị em phải đỏ mặt khi đối diện.
- Phải “phơi bày” vùng kín trước sự chứng kiến của người lạ: Người lạ ở đây là các y bác sĩ và bác sĩ đỡ đẻ cũng có thể là nam giới. Bạn không cần xấu hổ vì họ chỉ đang tập trung làm đúng với bổn phận, trách nhiệm của mình.
- Đi tiểu tiện/đại tiện trong khi sinh: Bạn thấy mất mặt ư? Nó chỉ là hiện tượng bình thường vì bạn đang cố gắng đẩy em bé ra ngoài tạo áp lực lên ruột thôi. Hãy tiếp tục tập trung phối hợp với bác sĩ để sinh con an toàn
Bạn sẽ không còn nhớ đau đẻ diễn ra như thế nào?
Bạn đã từng trải qua chuyện sinh nở và câu nói đầu tiên khi bạn bước ra khỏi phòng sinh là gì? Rất nhiều bà mẹ chia sẻ cho biết, họ đã khẳng định với chồng và người thân “Sẽ không bao giờ đẻ lần 2 vì quá đau”. Tuy nhiên, khi mọi chuyện qua đi, bạn thực sự trở thành một bà mẹ với công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ thức đêm dậy sớm chăm con, lo lắng khi con ốm đau… bạn đã sớm quên đi những cảm giác đau đớn ngày nào. Và thực tế là những lần sinh tiếp theo khi đã có kinh nghiệm, các mẹ sinh nở thường dễ dàng, thuận lợi hơn lần đầu.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:07 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:08 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:02 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:06 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:06 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:05 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:03 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:07 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:09 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023