Giảm thiểu tử vong mẹ sau khi sinh - Các giải pháp cần đồng bộ

Tử vong mẹ sau sinh có nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, cần xử lý triệt để nhằm giảm tỉ lệ này trên cả nước.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng gần 300.000 phụ nữ tử vong do tai biến thai nghén và sinh đẻ, hàng này có trên 800 phụ nữ tử vong do tai biến thai nghén và sinh đẻ. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm vẫn còn khoảng 700 ca tử vong mẹ, tức là có khoảng 2 ca tử vong mẹ/ngày.

Như chúng ta đã biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong mẹ, có thể tạm phân chia thành các loại sau:

Nguyên nhân trực tiếp: do băng huyết, tắc ối, vỡ tử cung…

Nguyên nhân gián tiếp: Hay gặp nhất là bệnh tim mạch xuất huyết (tử vong do bệnh).

Mẹ bầu bị bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong sau sinh (Ảnh: Internet)

Mẹ bầu bị bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong sau sinh (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân khách quan: Cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu câu chăm sóc điều trị cấp cứu sản khoa và sơ sinh (hiện chỉ có 68% bệnh viện huyện có máy theo dõi sản khoa; Tình trạng quá tải bệnh viện xảy ra phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng; Nguồn nhân lực chuyên ngành sản phụ khoa còn thiếu, số liệu năm 2010 cho thấy có tới 21,3% bệnh viện đa khoa huyện không có bác sỹ chuyên khoa sản, và ở bệnh viện tỉnh có tới 1/3 bác sỹ đa khoa đang làm sản và nhi; Về năng lực cung cấp theo dịch vụ còn hạn chế, chẳng hạn chỉ 81% các huyện miến núi có thể mổ lấy thai 53% mổ cắt được tử cung bán phần cấp cứu và 47% có thể triển khai truyền máu.

Nguyên nhân chủ quan: như tình trạng thiếu người trực, trực dày, không có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe nên ảnh hưởng không tốt đến việc theo dõi và xử trí khi có tình huống bất thường xảy ra, đặc biệt khi có quá đông sản phụ thì càng dễ xảy ra sai sót; Cá biệt còn có các biểu hiện chủ quan, chưa kịp thời, chưa thực hiện nghiêm quy định chuyên môn trong chẩn đoán và xử trí cấp cứu, hồi sức sơ sinh khi có tai biến sản khoa.

Để giảm tai biến sản khoa và giảm tử vong mẹ cần phải có giải pháp đồng bộ:

Để giảm thiểu tai biến và tử vong mẹ, từ năm 2014 Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tai biến sản khoa, tử vong mẹ tử vong sơ sinh, trong đó chú trọng đến việc rà soát cán bộ, trang thiết bị làm công tác sản khoa ở các cơ sở y tế; những cơ sở y tế không đủ điều kiện cần thiết theo quy định phải được kịp thời củng cố, tăng cường hoặc tạm thời không triển khai công tác sản khoa nếu không đủ điều kiện. Kiểm tra việc cấp cứu, khám và chữa bệnh theo đúng quy chế chuyên môn; Làm rõ nguyên nhân trách nhiệm của tập thể liên quan đến tử vong mẹ, nếu có sau xót phải xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã đưa ra một giải pháp tình thế như: Tổ chức các hội nghị, cử nhiều đoàn công tác về địa phương trực toeép làm việc để rút kinh nghiệm chuyên môn, kiến nghị với địa phương về tình hình tổ chức, nhân lực và các vấn đề liên quan đến công tác cấp cứu sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh các bệnh viện đầu ngành tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới, đặc biệt tăng cường cả cán bộ về những nơi đặc biệt khó khăn. Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh về cấp cứu, hồi sức sản khoa….

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tử vong mẹ (Ảnh: Internet)

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tử vong mẹ (Ảnh: Internet)

Các giải pháp lâu dài:

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành sản phụ khoa bằng cách đẩy mạnh việc đào tại chuyên khoa phụ sản, đảm bảo tại bệnh viện có ít nhất 2 bác sỹ chuyên khoa hoặc định hướng chuyên khoa phụ sản; đảm bảo số lượng hộ sinh còn thiếu, đưa hộ sinh, điều dưỡng làm việc ở tuyến xã quay vòng ở tuyến trên để nâng cao năng lực. Thực hiện việc giảm quá tải cho các cơ sở khám, chữa bệnh sản khoa; Tăng cường đầu tư đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuốc thiết yếu. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về làm mẹ an toàn.

- Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật: Rà soát cập nhật quy trình chuyên môn về cấp cứu, hồi sức sản khoa; Phấn đấu 100% các bệnh viện tuyến huyện có thể mổ đẻ, thực hiện truyền máu; Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các cơ sở y tế, kể cả y tế tư nhân, y tế ngành; Nhân rộng các mô hình can thiệp được chứng minh có hiệu quả cao như chăm sóc bà mẹ trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình cộng đồng đến các cơ sở y tế, thành lập và nhóm chuyển tuyến dựa vào cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật