Những điều khiến mẹ bầu phải nghĩ lại về sinh mổ
Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh thường sẽ hại cả mẹ lẫn con
Sau sinh mổ bao lâu nên có thai lại? Không phải 3 năm hay 5 năm!
Các mẹ bầu không nên tùy tiện đề nghị được sinh mổ mà chỉ nên chấp nhận việc chỉ định sinh mổ trong những trường hợp sau:
Đẻ khó
Một chẩn đoán đẻ khó là khi việc sinh thường không có tiến triển tốt và em bé dường như không lọt vừa qua khung xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, việc xác định một ca 'đẻ khó' cũng cần được hội chẩn và đánh giá cẩn thận giữa nhiều bác sĩ có kinh nghiệm trước khi quyết định can thiệp sinh mổ.
Không nên lựa chọn sinh mổ trừ khi có chỉ định của bác sĩ
Suy thai
Nếu như thời gian chuyển dạ của mẹ kéo dài, mẹ đuối sức… thì các em bé có thể xuất hiện những thay đổi bất thường về nhịp tim đó là dấu hiệu của hiện tượng suy thai Trong một số trường hợp, việc hỗ trợ mẹ thở tích cực để tiếp tục duy trì nỗ lực sinh thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng của em bé không tiến triển tốt và trong trường hợp khẩn cấp, một hành động nhanh có thể được ưu tiên.
Vị trí của thai nhi
Đôi khi vị trí của thai nhi làm cho việc sinh thường là không thể như em bé nằm ngang trong tử cung (gọi là Thai ngôi ngang). Mổ đẻ cũng thường được áp dụng khi thay vì đầu, mông em bé lại ra trước (được biết đến như Thai ngôi mông).
Các vấn đề nhau thai
Khi nhau thai dính vào cổ tử cung cổ tử cung mở ra trong quá trình sinh nở có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng, khiến mẹ bầu và bé gặp nguy hiểm. Một ca sinh mổ chính là chiếc phao cứu sinh trong tình huống này, hoặc nếu các vấn đề khác bỗng dưng xuất hiện (như nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm).
Sau sinh mổ, mẹ lâu hồi phục và em bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật
Những lưu ý khi sinh mổ
Đa phần các mẹ bầu sinh mổ thường được khuyên nên lên tiếp tục đẻ mổ trong các lần sinh tiếp theo. Tuy nhiên, Hiệp hội Sản Phụ khoa của Canada hiện nay khuyến khích phụ nữ từng sinh mổ nên chọn phương pháp đẻ thường với em bé sau này.
Nếu bạn không bị chỉ định sinh mổ vì một trong những nguyên nhân đã nói ở trên hoặc một nguyên nhân đặc biệt nào đó liên quan đến sức khỏe của cả hai mẹ con, hãy thực hiện sinh thường.
Hãy ghi nhớ rằng sau khi đẻ mổ, việc nằm viện của bạn sẽ được lâu hơn, quá trình hồi phục lâu hơn, và bạn có thể cần thêm sự trợ giúp khi cho con bú, cũng như cần được giúp đỡ khi bạn trở về nhà.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:09 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:03 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:05 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:04 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:07 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:07 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:06 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:00 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:01 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023