Bệnh nhân bị hoại tử hai buồng trứng cần làm gì để phòng và trị bệnh

Liên quan đến thông tin chị Lê Thị Ánh Phương, 41 tuổi, ở Kế Sách - Sóc Trăng nhập BVĐK TW Cần Thơ với chẩn đoán trước mổ là viêm phúc mạc ruột thừa và được phẫu thuật, nhưng sau phẫu thuật bác sĩ lại giải thích với người nhà là bị cắt hai buồng trứng. Tại sao lại có sự việc này và việc làm đó của các bác sĩ BVĐK TW Cần Thơ đúng, sai ở chỗ nào?

Theo hồ sơ bệnh án, lúc 10h20’ ngày 6/5, chị Phương nhập BVĐK TW Cần Thơ khi có dấu hiệu đau bụng âm ỉ ở vùng hố chậu phải, cơn đau âm ỉ tăng dần đau lan sang hố chậu trái và hạ vị kèm nôn ói...

Kết quả siêu âm cho thấy, u xơ tử cung thành sau kích thước: 36 x 26 (mm), ngoài ra bệnh nhân còn bị u nang buồng trứng hai bên, dịch ổ bụng lượng ít, các quai ruột non tăng nhu động. Khi nhập viện, bệnh nhân tỉnh, niêm hồng nhợt, môi khô, lưỡi dơ... Chẩn đoán trước mổ là viêm phúc mạc ruột thừa chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác: viêm phúc mạc do u đại tràng hoại tử, áp-xe phần phụ phải. Đến 18h20’ cùng ngày, chị Phương được các bác sĩ Khoa Ngoại tổng quát phẫu thuật nội soi thám sát giải quyết tổn thương.

Tuy nhiên, khi đặt ống nội soi vào bụng và thám sát thấy ruột thừa bình thường, ruột non không thấy tổn thương nhưng buồng trứng hai bên đã hoại tử, ổ bụng có nhiều dịch đục và giả mạc. Trước tình hình đó, các bác sĩ Khoa Ngoại đã mời bác sĩ trực sản vào hội chẩn trên bàn mổ. Bác sĩ sản quyết định chuyển phẫu thuật nội soi sang mổ hở cắt hai buồng trứng hoại tử kèm tai vòi hai bên (cắt hai phần phụ).

Trong trường hợp này, chỉ định phẫu thuật là hoàn toàn đúng. Bởi, đây là bệnh cảnh viêm phúc mạc (màng bụng), là tình trạng nhiễm trùng toàn thể ổ bụng, ổ bụng có rất nhiều dịch đục và giả mạc.  

Nếu không phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng sẽ dẫn đến suy gan suy thận suy đa cơ quan, tỷ lệ tử vong rất cao... Nên phẫu thuật lấy hết mủ (loại bỏ tổn thương gây viêm phúc mạc như cắt bỏ ruột thừa viêm hoại tử cắt bỏ u đại tràng vỡ, hoặc u nang buồng trứng hoại tử...), rửa sạch bụng và dẫn lưu là phương pháp bắt buộc trong điều trị viêm phúc mạc.

Nhưng thiếu sót của bác sĩ là khi thay đổi phương pháp: không cắt ruột thừa (vì ruột thừa không viêm) mà phải cắt hai buồng trứng (vì hai buồng trứng hoại tử), bác sĩ đã không gặp và giải thích với gia đình cho phù hợp với tổn thương để gia đình hiểu và đồng ý mổ cắt hai buồng trứng mà đã tự ý cắt và giải thích sau.

Tuy nhiên, theo lời của một bác sĩ trong kíp phẫu thuật, một bác sĩ có ra tìm người nhà bệnh nhân để giải thích trước khi cắt hai buồng trứng nhưng không gặp được người nhà. Đến sáng hôm sau, vị bác sĩ này mới giải thích thì gia đình bệnh nhân đã phản ứng và không đồng tình với việc làm của các bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng trước mà giải thích sau.

Theo BS. Nguyễn Minh Vũ, người phát ngôn của BV, lẽ ra, các phẫu thuật viên phải giải thích cho gia đình biết tổn thương khi vào ổ bụng vì chẩn đoán trước mổ và sau mổ trong trường hợp này là không giống nhau. Trước mổ nghĩ nhiều viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ, nhưng khi đặt ống nội soi vào ổ bụng mới phát hiện bị viêm phúc mạc do hoại tử hai buồng trứng, vì vậy phải cắt bỏ hai buồng trứng và vòi trứng để cứu bệnh nhân.

Trên thực tế, cũng không thể nào có tỷ lệ 100% là giống nhau giữa chẩn đoán trước mổ và sau mổ. Ví dụ nhiều trường hợp chẩn đoán trước mổ là viêm ruột thừa nhưng sau mổ có thể u manh tràng hoại tử u nang buồng trứng bên phải xoắn, viêm phúc mạc do hoại tử buồng trứng thủng dạ dày ). Ví dụ, trước mổ chẩn đoán là viêm ruột thừa nhưng khi mổ thấy u manh tràng hoại tử thì vẫn phải phẫu thuật cắt u manh tràng...

Vấn đề là có chỉ định phẫu thuật là đúng vì để giải quyết tổn thương cho bệnh nhân. Trường hợp này, các bác sĩ không giải thích trước khi phẫu thuật cắt hai buồng trứng hoại tử mà chỉ giải thích sau mổ là không đúng quy trình, quy định của bệnh viện Về vấn đề này, BV sẽ xem xét và có hình thức xử lý phù hợp.

Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân tỉnh, đã trung tiện được, sinh hiệu ổn...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật