Biến chứng nặng nhất của nâng ngực và cách xử lý hiệu quả

Dưới đây là phương pháp xử lý biến chứng khi nâng ngực của bác sĩ, chuyên gia tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ Vũ Sơn, tốt nghiệp Học viện Quân y.

Ngoài yếu tố thẩm mỹ khi nâng ngực, chị em cần quan tâm đến sự an toàn. Phẫu thật thẩm mỹ nói chung và nâng ngực nói riêng luôn có một tỷ lệ nhỏ bị biến chứng. Co thắt bao xơ là biến chứng năng nhất khi nâng ngực. Đó là phản ứng của cơ thể với chất liệu lạ - chất liệu độn ngực.

Hai loại co thắt bao xơ

Co thắt bao xơ thường chia làm hai loại chính:

Bao xơ tự nhiên, sinh lý: Là lớp xơ do cơ thể tự tạo ra, mềm, bao quanh chất liệu độn ngực nhằm mục đích bảo vệ. Bao xơ này xuất hiện chậm, sau 10-20 năm. Chúng cũng không nguy hiểm hay có triệu chứng rõ ràng.

Bác sĩ Vũ Sơn.

Bác sĩ Vũ Sơn.

Bao xơ bệnh lý: Đây là loại cấp độ biến chứng nhanh và nặng, khi bao xơ tự nhiên bị kích ứng phát triển nhanh thành bệnh lý. Nguyên nhân là chất lượng túi ngực, quá trình phẫu thuật sai sót nhiễm trùng hoặc sức khỏe cơ địa của bệnh nhân thúc đẩy bao xơ phát triển mạnh gây đau đớn, co rút, biến dạng ngực.

Phương pháp xử lý biến chứng

Trong y khoa, bao xơ được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một cách xử lý khác nhau.

Trường hợp nhẹ có thể dùng phương pháp xẻ bao xơ, cấy mỡ tự thân kết hợp huyết thanh giàu tiểu cầu đưa tế bào gốc trong mô mỡ vào vùng ngực.

Trường hợp nặng hơn cần thay thế túi mới. Có thể cắt bỏ toàn bộ bao xơ hay tạo ra một khoang đặt túi mới cách ly khỏi khoang cũ. Các bác sĩ dùng túi nâng ngực mới có bề mặt nhám xốp và đặt dưới cơ sẽ hạn chế được bao xơ tái phát.

Tỷ lệ bao xơ co thắt hiện nay dưới 5%. Đối với những người đã từng bị bao xơ co thắt và phải nâng sửa lại, tỷ lệ này cao hơn. Để phòng tránh bao xơ trước khi nâng ngực, bạn nên tìm đến những bệnh viện thẩm mỹ uy tín, sử dụng chất liệu tốt và bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và phòng tránh rủi ro.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật