Bố mẹ nên biết cách xử trí tắc lệ đạo cho trẻ sơ sinh

Ai còn đang nghĩ tắc lệ đạo chỉ là bệnh đơn giản thì đọc ngay trường hợp dưới đây nhé! Nếu đã thấy bệnh nguy hiểm thế nào rồi thì học luôn cách xử trí căn bệnh này đi!

Con em gần 2 tháng tuổi, bú, ngủ tốt nhưng không khóc mà bé cứ bị chảy nước mắt. Ra trạm y tế khám, các bác sĩ nghi ngờ bé bị tắc lệ đạo bẩm sinh khiến em lo lắng. Vậy xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị.

Hà Linh (Bắc Ninh)

Hiện tượng chảy nước Mắt thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ, nguyên nhân thường gặp nhất là tắc lệ đạo Khi bị tắc lệ đạo, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt nhiều, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Nếu để lâu không điều trị sẽ gây đau nhức, viêm nhiễm tái đi tái lại rất nguy hiểm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc lệ đạo bẩm sinh, thường do các nguyên nhân sau: không có điểm lệ, rò túi lệ bẩm sinh, tắc ống lệ mũi bẩm sinh... trong đó  tắc ống lệ mũi bẩm sinh là nguyên nhân thường gặp nhất, xảy ra ở khoảng 5% trẻ sơ sinh 12-20 ngày tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt, thỉnh thoảng gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống nếu bị thường xuyên và kéo dài có thể tạo ra mủ nhầy viêm kết mạc mắt, sưng túi lệ.

Về điều trị, tùy theo nguyên nhân và độ tuổi mà các bác sĩ có quyết định cụ thể. Nếu nguyên nhân do không có điểm lệ do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ rò. Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Trường hợp của con chị cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn cụ thể, nhưng thông thường đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, việc điều trị chủ yếu là massage túi lệ, lau mí với nước muối sinh lý nếu như có nhầy mủ thì dùng thêm kháng sinh nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Thu Hà

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật