Chỉ số prolactin cao khiến chị em vô sinh, có thể bạn chưa biết

Prolactin là một hoóc-môn được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, một cơ quan có kích thước nhỏ được tìm thấy ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Vai trò chính của prolactin là kích thính bài tiết sữa (sản xuất sữa mẹ). Bình thường, ở phụ nữ không mang thai, chỉ số prolactin thấp, nó chỉ cao trong thời gian thai kì và sinh con.

Xét nghiệm prolactin có thể được sử dụng cùng với một số xét nghiệm về nội tiết tố (hoóc-môn) khác để:

- Xác định các nguyên nhân gây ra sản xuất sữa khi mẹ không mang thai hoặc cho con bú.



- Chẩn đoán nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt hoặc vô sinhphụ nữ

- Chẩn đoán nguyên nhân của vô sinh và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.

- Phát hiện, chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u sản xuất thừa prolactin (prolactinomas) ở cả nam và nữ.

- Đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên hoặc các rối loạn tuyến yên khác ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân chỉ số prolactin tăng có thể do bệnh nhân có khối u ở tuyến yên dẫn đến sản xuất và bài tiết thừa prolactin (prolactinomas), các khối u này thường nhỏ, kích thước trên dưới 1 cm. Ngoài ra, sự căng thẳng (stress) do bệnh tật, chấn thương thành ngực co giật ung thư phổi hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng polactin ở mức độ nhất định.

Khi chỉ số prolactin tăng, chị em có thể thấy các triệu chứng như giảm estrogen máu (hypoestrogenism), vô sinh do không rụng trứng (anovulatory), ít kinh nguyệt (oligomenorrhoea) vô kinh tiết sữa bất ngờ và mất ham muốn tình dục; rối loạn ăn uống suy giáp

Hàm lượng prolactin tăng cao trong máu có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh. Prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con Ở một mức độ nhẹ hơn, người bị chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hoóc-môn progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Bạn đã đi khám và được chỉ định như vậy thì cần tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, một số bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang hay MRI sọ não để xác định có u không và có cần phẫu thuật lấy u ra không. Việc điều trị là hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là trong trường hợp bạn đang muốn có em bé. Vì vậy, bạn hãy đi khám đều đặn nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật