Chữa đau mắt hột bằng thuốc y học cổ truyền và tây y

Đau mắt hột là bệnh dễ lây lan thành dịch và lây lan nhanh. Khi có các triệu chứng của bệnh sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và các hoath động hàng ngày. Vậy, cách chữa đau mắt hột nào hiệu quả hiện nay? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Cách chữa đau mắt hột

Các bài thuốc từ y học cổ truyền

- Bài thuốc 1:

Xuyên khung trà điều tán: Khương hoạt 4g cam thảo 4g tế tân 4g xuyên khung 16g, kinh giới 16g bạch chỉ 16g, phòng phong 16g bạc hà 32g dùng làm bài thuốc chữa đau mắt hột am toàn.

Cam thảo cũng là vị thuốc dùng để chữa đau mắt hột

Cam thảo cũng là vị thuốc dùng để chữa đau mắt hột

Cách dùng: Các vị trên tán nhỏ. Mỗi lần uống 15g sau khi ăn (với nước chè), ngày uống 3 lần. Thể nghinh phong xích nhãn Xung quanh vành bờ mi luôn luôn đỏ, nhiều dử, ngứa nhặm, sợ ánh sáng, khi ra gió lạnh hoặc bị nước mưa vào mắt mà gây ra. Bệnh mới mắc trong mắt bình thường, trong mắt không đỏ, không có dử.

- Bài thuốc 2:

Sài hồ tán: cam thảo 4g, cát cánh 10g, khương hoạt 10g, kinh giới 100g sài hồ 12g xích thược 12g, phòng phong 12g sinh địa hoàng 16g. Các vị trên sao giòn tán mịn tinh.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g. Thuốc rửa mắt:

- Bài thuốc 3:

Sơ phong tán chữa đau mắt hột như sau: Xích thược 2g, phòng phong 2g hoàng liên 2g, nguyên hoa tiêu 4g, quy vĩ 4g, khương hoạt 2g, ngũ bội tử 2g, kinh giới 8g. Các vị trên + 1.000ml sắc lọc lấy 300ml. Rửa vùng mắt hàng ngày. Phòng bệnh: Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước tắm rửa sạch. Rửa mặt bằng nước sạch hằng ngày hoặc mỗi lần đi bụi về.

Điều trị nội khoa

- C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin, Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline Azithromycin Roxithromycin Doxycyline

- Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục

- Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng

- Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày

- Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp chữa đau mắt hột hoạt tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt

- Azithromycine 20mg/kg/lần

- Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98%

Có thể điều trị đau mắt hột bằng phương pháp nội, ngoại khoa

Có thể điều trị đau mắt hột bằng phương pháp nội, ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa

Chủ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột

- Đốt lông xiêu

- Mổ lông quặm

- Ghép giác mạc

Nói tóm lại, chữa đau mắt hột trong phạm vi 2 điểm sau:

- Phương pháp SAFE bao gồm phẩu thuật (S), kháng sinh (A), rửa mặt (F) và cải thiện môi trường (E). Kháng sinh, bao gồm Azithromycine (Zithromax).

- Hiện chưa có vaccine cho bệnh mắt hột

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật